kia của đội hình địch.
Cách đánh này được gọi là ‘simultaneous time-on-target’, tạm dịch là
‘đồng thời đến mục tiêu’. Nếu được thực hành đúng đắn, mỗi chiếc tàu hộ vệ
của Trung quốc sẽ phải đột nhiên đối đầu với bốn quả phi đạn Harpoon, bay
đến từ những phương hướng khác nhau.
Các chiếc tàu khu trục nhẹ đa năng lớp Jiankai II (Giang Khải II) và khu
trục phòng không lớp Luzhou (Lữ Châu) được biết là có trang bị hệ thống
chống phi đạn hành trình mạnh mẽ. Nếu phải đối diện với một (hay cho dù
nhiều) quả Harpoon bay đến từ cùng đại khái một phương hướng, rất có khả
năng là các chiến hạm Trung quốc này sẽ đánh chặn được hầu hết hoặc tất cả
phi đạn. Nhưng mà khả năng chúng có thể xạ kích bốn phi đạn địch cùng lao
đến từ những phương hướng khác nhau thì thấp hơn nhiều.
Nếu các đánh giá chiến thuật gần đây nhất đều chính xác, thì một cuộc tập
kích theo lối ‘đồng thời đến mục tiêu’ sẽ đánh trúng một hay hai phát vào
mỗi chiến hạm địch.
Đối với Silva, thời gian dường như đã gia tốc dữ dội. Khoảng thời gian 3
phút giữa hai đợt phi đạn dường như lướt qua trong vài giây ngắn ngủi, rồi
sàn tàu lại run lên vì đợt Harpoon thứ nhì được phóng đi. Bốn phù hiệu vũ
khí bạn lại hiện lên trên màn hình Aegis và ngay lập tức bắt đầu bay về
hướng điểm trung gian của chúng.
Các phi đạn này chỉ vừa bay chưa đến 1 phút thì báo cáo của nhóm Chiến
Tranh Điện Tử (EW – Electronic Warfare) đã vang lên trên mạng. “TAO, đây
là EW. Tôi bắt được hai nguồn phát xạ X-band, hướng đi hai-tám-không. Đặc
điểm tín hiệu và nhịp tần số phù hợp với ra-đa điều khiển xạ kích của máy
bay tiêm kích Chengdu J-15.”
Trước khi bất cứ người nào kịp phản ứng, tiếp theo là báo cáo của viên chỉ
huy Không Chiến. “TAO, Không Chiến đây. Dòng dữ liệu từ chiếc Night
Eagle III vừa bị cắt ngang giữa chừng.”
Viên TAO bấm nút nói. “Không Chiến, TAO đây. Nói rõ báo cáo vừa rồi.
Có phải anh bị mất liên lạc với vệ tinh không?”
“TAO, Không Chiến đây. Thưa thiếu tá, không phải vậy ạ. Chúng ta vẫn
còn liên lạc tốt với SATCOM 7, nhưng vệ tinh đã mất liên lạc với máy bay