Nó như cái gai trong mắt - một cái “lò phiến loạn” ở Bắc Kỳ đang ngày một
mạnh lên và đã đến lúc phải nhổ bỏ.
Vào một ngày tháng 1.1908, thực dân Pháp bất ngờ ập vào trường Đông
Kinh Nghĩa Thục, thu hồi giấy phép của trường, khám xét, tịch thu tài liệu,
đồ dùng giảng dạy. Pháp lấy lý do trường có xu hướng chính trị chống “mẫu
quốc” và có nhiều dấu hiệu cho thấy có liên quan tới các hoạt động chống
Pháp của tổ chức mà Phan Bội Châu đang điều hành ở nước ngoài.
Trước đó, vào 11.11.1907, Pháp ra lệnh đóng cửa tờ Đăng cổ tùng báo -
một cơ quan ngôn luận của Đông Kinh Nghĩa Thục. Những người sáng lập
ra trường đã có có dự cảm rằng một ngày không xa trường sẽ bị khám xét,
nên đã giấu đi hầu hết những tài liệu bí mật. Do vậy, Pháp không có được
bằng chứng gì để kết tội những người trong tổ chức của Đông Kinh Nghĩa
Thục.
***
Đông Kinh Nghĩa Thục bị đóng cửa, các hoạt động diễn thuyết cũng bị
cấm. Đây là một tổn thất lớn của phong trào yêu nước Duy Tân. Song, nhờ
những hoạt động giáo dục, tuyên truyền của phong trào Duy Tân trên phạm
vi rộng, nhất là ảnh hưởng to lớn của ngôi trường Đông Kinh Nghĩa Thục -
dù trường này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn - mà tinh thần đấu tranh
của nhân dân trên cả nước đã rất sôi nổi và nóng bỏng.
Sức ép của chính sách thuế khóa quá hà khắc đã dồn người dân vào cảnh
điêu đứng. Trong dân gian lúc đó truyền nhau bài vè chống thuế:
Các hạng thuế Pháp càng tăng mãi
Thuế đinh, điền rồi lại thuế bò