Thuế chó cũi, thuế lợn lò
Thuế muối, thuế rượu, thuế đò, thuế xe
Thuế tất cả, trầu cao, chè thuốc...
Bên cạnh đó, chế độ công sưu đầy bất công với người nghèo đã làm cho
cuộc sống dân nghèo vốn đã khổ cực nay lại càng khổ cực chất chồng.
Nhờ sự tuyên truyền dưới hình thức công khai, ý thức phản kháng của quần
chúng lan truyền đi rất nhanh. Cuối năm 1907, đã có nhiều cuộc diễn thuyết
lan đến tận những xóm làng hẻo lánh, kêu gọi việc đấu tranh kháng sưu,
kháng thuế. Và nơi châm ngòi đầu tiên là ở huyện Đại Lộc tỉnh Quảng
Nam: vào tháng 3.1908, hơn 300 người làm việc ở mỏ than Nông Sơn đã
kéo nhau về Hội An, đòi gặp bằng được viên công sứ Pháp, yêu cầu nhà
cầm quyền phải nhận đơn khiếu nại... Phong trào kháng sưu, kháng thuế
nhanh chóng lan ra nhiều huyện khác của Quảng Nam. Dân chúng vùng lên
tham gia vào cuộc biểu tình, ồ ạt kéo nhau về Hội An - trung tâm đầu não
của tỉnh. Những người biểu tình mang theo kéo, chặn đường cắt tóc của bất
cứ ai họ gặp, nếu người đó còn để tóc dài. Những người biểu tình gọi nhau
là đồng bào, do vậy mà phong trào này có tên là “Giặc đồng bào” hay cuộc
dân biến “hớt tóc, xin xâu”. Người biểu tình trải chiếu ở ngoài cổng dinh
quan công sứ, nấu ăn tại chỗ, thay phiên nhau chờ nộp đơn khiếu nại, cho
dù bị đàn áp nhưng tinh thần của dân chúng không hề suy giảm.
Từ Quảng Nam, phong trào này đã lan ra Bình Định, Phú Yên, Nha Trang,
Thanh Hóa... Đoàn biểu tình đi đến đâu là quan phủ đều trốn mất vì sợ bị
người dân túm cổ cúp tóc!
Thấy tinh thần đấu tranh của dân chúng lên cao, thực dân Pháp không còn
có thể ngồi yên với chiêu bài dân quyền nữa. Tháng 4.1908, chúng đã ra