III. “Ta nay nào đã khác xưa ta”
Trong 9 năm xa nhà, 3 lần nhận được tin con mất, Lương Văn Can đã
phải gồng mình để vượt qua nỗi đau riêng bằng tất cả nghị lực của
mình - một nghị lực phi thường của một ông lão ngoài sáu chục. Cụ rèn
luyện cho bản thân một tinh thần thép và một thân thể dẻo dai để cống
hiến được nhiều nhất cho tổ quốc. Kinh doanh, viết sách và tự học tập
trau dồi kiến thức - đó là những gì cụ cử Can đã làm trong thời gian
sống lưu vong.
Khi xét xử các nhà nho của Đông Kinh Nghĩa Thục sau vụ đánh bom khách
sạn Hà Nội (ngày 26.4.1913), những người dù không có chứng cớ “phản
loạn” nhưng vẫn bị thực dân Pháp ghép vào một tội nào đó, hình phạt “nhẹ
nhàng” cũng là phát vãng đi đày. Các chí sĩ cách mạng vì thế đã tứ tán mỗi
người một nơi. Đó là âm mưu của thực dân Pháp nhằm chia rẽ tổ chức, với
mục đích không cho mọi người có thể liên lạc, liên kết được với nhau nữa.
Với trường hợp của cụ Lương, tuy đã bị đày biệt xứ, song những người thân
trong gia đình cũng như các chí sĩ yêu nước đã tìm mọi cách để giữ liên lạc
thường xuyên với cụ. Do vậy, cụ vẫn theo dõi sát sao tình hình trong nước
và các hoạt động của các tổ chức cách mạng ở nước ngoài cụ. Đó chính là
điều an ủi lớn nhất đối với người chí sĩ trong cơn bĩ cực.
Tiệm buôn Đại Nam, nơi cha con cụ Cử Can kinh doanh và sinh sống dần
dà đã trở thành một cơ sở của những người yêu nước tại Nam Vang. Năm
1914, Lương Ngọc Quyến về nước để mưu đồ việc lớn, cũng đã tìm cách
sang thăm cha. Nơi Lương Văn Can ở còn là chỗ lui tới thường xuyên của
cụ phó bảng Nguyễn Sinh Huy, thân sinh của Hồ Chủ Tịch, trên đường cụ
đi nghiên cứu Phật học và làm thuốc. Mọi người thường xuyên tụ họp cùng
nhau đàm đạo về tình hình trong nước. Cụ đặt mua các sách báo cách mạng