Cách mạng. Chẳng hạn như bà đã cùng bà Nguyễn Thị Vân Thiềm - một
người con dâu khác của cụ Cử Can - trợ giúp xuất bản tờ báo Le Travailcủa
các chiến sĩ cách mạng (1936), trợ giúp tài chính để Nguyễn Công Truyền
được đảng Cộng Sản Đông Dương đưa ra tranh cử vào Viện dân biểu Bắc
Kỳ trong những ngày đầu Cách Mạng giành được chính quyền. Bà là một
trong những người ủng hộ rất tích cực trong các phong trào Tuần lễ vàng,
Tấm áo mùa đông binh sĩ... Có thể nói, cuộc đời của Nguyễn Thị Hồng
Đính là chuỗi tháng ngày cống hiến tâm sức cho sự nghiệp giải phóng dân
tộc. Ngày 20.1.1995, thủ tướng Võ Văn Kiệt thay mặt chính phủ truy tặng
bà tấm bằng “Có công với nước”. Năm 2002, nhà nước truy tặng bà Huân
chương Độc lập.
Một người con dâu khác của nhà cụ cử Can cũng có nhiều đóng góp cho
Cách mạng đó là bà Nguyễn Thị Vân Thiềm, vợ của Lương Ngọc Bân. Góa
chồng khi tuổi mới ngoài 20, bà buôn bán và đóng góp tài chính cho Cách
mạng cho tới khi giành được thắng lợi cuối cùng. Ngoài việc cùng với
Ngưyễn Thị Hồng Đính đóng góp tài chính để xuất bàn tờ Le Travail thì bà
còn giúp nhiều nhà cách mạng về nơi ăn chốn ở, kinh phí... Ngôi nhà số 32
Hàng Ngang của bà trở thành một trong những địa chỉ lui tới của các chiến
sĩ cách mạng trong thời kỳ đầu đầy gian khó. Sau khi Cách mạng tháng
Tám thành công, gia đình bà được Tổng bộ Việt Minh trao tặng Đồng tiền
vàng và tấm bằng “Có công với nước”.
Như vậy, không chỉ các con đẻ mà hai người con dâu của cụ Lương Văn
Can cũng đã góp phần không nhỏ làm rạng danh cho gia tộc của dòng họ
Lương. Có được điều này là nhờ vào sự định hướng của gia đình, mà đứng
đầu là cụ cử Can. Những bài học mà người cha yêu nước đã tưới đẫm vào
các con cháu, và đã tạo ra một thế hệ anh hùng mới. Sau này, trong cuộc
kháng chiến trường kỳ của dân tộc, những người cháu của cụ Cử Can tiếp
tục phát huy tinh thần yêu nước của cụ. Gia đình cụ xứng đáng được tôn
vinh là một gia đình có công với đất nước.