Can không thể đo đếm hết được. Song, nhìn lại, cụ vẫn có thể tự hào về
những đứa con của mình. Dù không sống trọn những tháng năm tuổi trẻ
nhưng họ đều góp sức cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Người vợ của Lương Ngọc Quyến là Nguyễn Thị Hồng Đính, con của một
nhà nho từng tham gia Đông Kinh Nghĩa Thục. Ngay từ thời thiếu nữ,
Nguyễn Thị Hồng Đính đã là một phụ nữ lanh lợi, hoạt bát, lại được học
hành chu đáo, nổi tiếng về tài cầm kỳ thi họa. Bà từng là người đi tiên
phong trong phong trào cắt tóc, để răng trắng. Sau khi kết hôn, Nguyễn Thị
Hồng Đính đã cùng chồng đi làm cách mạng, lênh đênh nhiều nơi ở xứ
người... Khi Lương Ngọc Quyến bị bắt ở Hương Cảng và bị thực dân Pháp
giải về nước, bà rơi vào cảnh rất bi đát: đang lúc bụng mang dạ chửa, lại hai
nách hai con nhỏ. Sau đó, nhờ sự giúp đỡ của một vài người quen, Nguyễn
Thị Hồng Đính tìm cách sang Nam Vang với cha chồng, tham gia vào việc
buôn bán. Ban đầu, Lương Văn Can giao cho con dâu trông nom hiệu buôn
Hưng Thạnh. Dưới bàn tay quán xuyến của bà, hiệu buôn này làm ăn rất
phát đạt. Không dừng lại ở đó, chỉ sau một thời gian ngắn, nhờ sự khéo léo,
nhanh nhẹn, Nguyễn Thị Hồng Đính còn mở thêm một hiệu buôn nữa lấy
tên là Nam Gia.
Như để tiếp bước tấm gương hy sinh anh dũng vì đất nước của chồng,
người góa phụ Nguyễn Thị Hồng Đính đã hoạt động hết mình để đóng góp
cho Cách mạng. Các hiệu buôn do bà trông coi là cơ sở kinh doanh nhằm
mục đích đóng góp kinh phí cho các tổ chức yêu nước và là nơi liên lạc
thông tin của các chiến sĩ cách mạng. Sau này, khi Lương Văn Can về nước,
người con dâu của cụ vẫn tiếp tục hoạt động mà cụ đã gây dựng trên đất
khách. Một số hoạt động đáng ghi nhận của bà là vận động Việt kiều ở Nam
Vang đấu tranh để yêu cầu Pháp thả cụ Phan Bội Châu (1925) và vận động
quyên tiền các kiều bào để gửi về ủng hộ cụ. Sau này, chính cơ sở của
Nguyễn Thị Hồng Đính là một địa điểm để in sách báo tuyên truyền cho
Đảng Cộng Sản Đông Dương (1930).Bà trở về nước năm 1931, tiếp tục
dùng số tiền tích cóp được trong thời gian buôn bán ở Nam Vang để ủng hộ