phúc cho dân cho nước là bà làm. Vậy mà một người ngang trời dọc đất
như tướng công trước việc nên làm thì lại nản lòng. Xem ra, chí tướng công
không sánh kịp chí đàn bà. Ta chỉ tiếc cho công lao của tướng công đã phù
rập triều đình bấy nay không khéo sẽ uổng phí bởi chính sự chùn bước của
tướng công. Có xả thân mới thành nhân, còn muốn tìm sự an nhàn thì nói
làm gì". Thái sư Trần Thủ Độ giật mình bèn hỏi;" Ngài là ai mà thông
thuộc đại cuộc trước và nay của núi sông đến thế?". Lập tức tiếng vọng từ
xa dội lại: "Ta là ai ư? Ta là linh khí sông núi nước Nam. Ta cảm phục
tướng công đã phò ủng nhà Trần. Nhưng ta buồn bởi tướng công có vẻ
thoái chí. Song ta tin tướng công sẽ hồi tâm. Thôi, âm dương tương kiến
thế là đủ rồi. Đừng hỏi gì ta nữa". Trần tướng công bàng hoàng như vừa
qua một giấc mơ giữa thanh thiên bạch nhật. Ngài định thần rồi bước tới
trước Hoàng đế nhà Trần cúi đầu cung kính: - Vì giang sơn nhà Trần, vì
trăm họ trông ngóng... thần dẫu chết cũng không bỏ nước cờ đã lường tính.
Hoàng đế Thái Tông muốn được yên thân nơi rừng núi vắng bèn nói: - ý
trẫm đã quyết, các người về đi. An Tử là nơi trời dành riêng cho Trẫm. Trần
Thủ Độ chớp chớp mắt: - Vua ở đâu triều đình ở đấy. Tổng quản Thái giám
đâu mau lo dựng cung điện trước chùa này. Ta về kinh thành mang quốc ấn
cùng bài vị tổ tiên lên đây ngay. Biết Thủ Độ không nhượng bộ, rồi câu nói
của Chiêu Thánh bỗng vang lên trong lòng: "Thần thiếp chỉ mong Hoàng
thượng xứng đáng là con rể họ Lý", Thái Tông lúc ấy mới nhận ra ý nghĩa
sâu xa trong câu nói đó. Ngài vái trời và khấn thầm: Xin trời cao soi xét.
Nếu vì xã tắc mà phạm tội, Trần Cảnh này xin làm. Chiêu Hoàng ơi, ta
không phụ lòng Hậu.
* * *
Năm Nguyên Phong thứ 7, Đinh Tỵ - 1257, mùa đông tướng Nguyên
Mông là Ngột Lương Hợp Thai kéo quân sang đánh Đại Việt. Phòng tuyến
Bình Lệ Nguyên - vùng Hương Canh, Vĩnh Yên ngày nay, bị núng. Hoàng
đế Thái Tông Trần Cảnh xông pha tên đạn trực tiếp đốc chiến nhưng vẫn
không ngăn được vó ngựa giặc Thát. Giữa lúc đó, có một dũng tướng như ở