LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 131

Ứng với các động cơ ủng hộ cho việc trích một phần thu nhập khỏi tiêu dùng như nói ở trên, còn có những

động cơ tác động từng lúc dẫn đến việc tiêu dùng vượt quá thu nhập. Một số động cơ tiết kiệm tích cực liệt kê ở
trên còn có những động cơ đối lập với chúng, tạo nên một sự tiết kiệm tiêu cực vào thời kỳ sau đó, thí dụ tiết kiệm
dành cho nhu cầu gia đình hay tuổi già. Trợ cấp thất nghiệp lấy từ tiền vay là một hình thức rõ rệt nhất của tiết
kiệm tiêu cực.

Sức mạnh của những động cơ này sẽ thay đổi rất nhiều tuỳ theo các định chế và cách tổ chức của xã hội và

kinh tế mà chúng ta giả định, tuỳ theo các tập tục hình thành bởi các đặc điểm của sắc tộc, giáo dục, ước lệ, tôn
giáo và nền luân lý đương thời; tuỳ theo những hy vọng hiện nay và kinh nghiệm trong quá khứ; tuỳ theo quy mô
và trình độ kỹ thuật của trang thiết bị sản xuất, và cũng tuỳ theo cách phân phối của cải đang thực hành và mức
sống đã được hình thành và khẳng định. Khi vận dụng các lý lẽ trong cuốn sách này, chúng tôi sẽ không quan tâm
đến những hậu quả của những biến đổi xã hội có ý nghĩa lâu dài hoặc đến những tác động muộn màng của quá
trình tiến bộ đã bao đời nay, không kể những ngoại lệ ngẫu nhiên. Nói cách khác, chúng tôi sẽ chấp nhận bối cảnh
chủ yếu của những động cơ chủ quan trong tiết kiệm và tiêu dùng. Trong chừng mực mà sự phân phối của cải vật
chất được quyết định bởi một cơ cấu xã hội tương đối bền vững của cộng đồng, điều này cũng có thể được coi như
là một nhân tố chỉ thay đổi một cách chậm chạm và trong một thời gian dài mà ta có thể xem như một việc đã xác
định trong bối cảnh hiện nay của chúng ta.

II

Tuy nhiên vì bối cảnh chủ yếu của những động cơ xã hội và chủ quan thay đổi chậm chạp, còn ảnh hưởng

ngắn hạn của những biến động về lãi suất và những nhân tố khách quan thường chỉ có tầm quan trọng thứ yếu, cho
nên chúng ta đi đến kết luận là những biến động ngắn hạn trong tiêu dùng tuỳ thuộc nhiều vào những biến động về
tỷ lệ mà theo đó tiền thu nhập (tính theo đơn vị tiền lương) được thu về, chứ không tuỳ thuộc vào những biến động
về khuynh hướng tiêu dùng từ một khoản thu nhập nhất định.

Tuy nhiên, chúng ta phải đề phòng một sự hiểu nhầm. Điều nói trên đây có nghĩa là ảnh hưởng của những

biến động vừa phải về lãi suất đối với khuynh hướng tiêu dùng thường là không đáng kể. Điều đó không có nghĩa
là những biến động lãi suất chỉ có một ảnh hưởng nhỏ tới các số tiền tiết kiệm và tiêu dùng trên thực tế. Hoàn toàn
ngược lại, ảnh hưởng của những biến động về lãi suất tới số tiền tiết kiệm trên thực tế có một tầm quan trọng rất
lớn, nhưng hướng ngược lại với hướng giả thiết thông thường. Ngay cả khi mức thu hút các khoản thu nhập tương
lai lớn hơn do lãi suất được nâng cao hơn có tác dụng làm giảm khuynh hướng tiêu dùng, song, chúng ta có thể tin
chắc rằng sự nâng cao lãi suất có tác dụng làm giảm bớt số tiền tiết kiệm thực tế. Vì tổng số tiền tiết kiệm bị tổng
số đầu tư chi phối, nên việc nâng cao lãi suất sẽ làm giảm đầu tư, trừ khi nó được bù đắp bằng một sự thay đổi
tương ứng trong kế hoạch cầu về đầu tư. Do đó, một lượng tăng của lãi suất phải có tác dụng làm giảm thu nhập
tới một mức mà tại đó tiết kiệm bị giảm xuống cùng mức độ với đầu tư. Vì các khoản thu nhập sẽ giả đi một số
lượng tuyệt đối lớn hơn đầu tư cho nên đúng là, khi lãi suất tăng thì tỷ lệ tiêu dùng sẽ giảm. Nhưng điều này
không có nghĩa là số dư cho tiết kiệm sẽ lớn hơn. Trái lại, tiết kiệm lẫn tiêu dùng cả hai sẽ giảm xuống.

Như vậy, ngay cả trường hợp lãi suất tăng sẽ giúp cho cộng đồng tiết kiệm thêm từ một lượng thu nhập nhất

định, chúng ta có thể hoàn toàn tin chắc rằng lãi suất tăng sẽ làm giảm tổng số tiền tiết kiệm thật sự (nếu không có
sự thay đổi thuận lợi nào trong đường cầu về đầu tư). Cách lập luận giống như vậy cũng có thể cho chúng ta biết
rằng lãi suất tăng (giả sử các yếu tố khác không thay đổi) sẽ giảm bớt thu nhập tới mức nào. Do thu nhập sẽ phải
giảm (hoặc phân phối lại) bớt đi đúng bằng số tiền cần thiết để giảm tiền tiết kiệm (theo như khuynh hướng tiêu
dùng hiện hành) bớt đi cùng một lượng như là lãi suất tăng sẽ làm giảm đầu tư với hiệu quả biên hiện có của tiền
vốn. Chương kế tiếp sẽ xem xét chi tiết khía cạnh này.

Việc lãi suất tăng có thể khuyến khích chúng ta tiết kiệm nhiều hơn nếu thu nhập của chúng ta không thay

đổi. Nhưng nếu lãi suất cao hơn làm chậm trễ đầu tư, thì thu nhập của chúng ta phải thay đổi và không thể không
thay đổi. Thu nhập nhất định sẽ phải giảm tới khi khả năng tiết kiệm suy giảm đã bù đắp đủ kích thích tiết kiệm do
việc lãi suất nâng cao. Chúng ta càng sống đạo đức thì càng kiên quyết tiết kiệm; càng khăng khăng theo đường

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.