hướng chính thống trong việc quản lý tài chính của đất nước và cá nhân thì thu nhập của chúng ta càng bị giảm đi
khi lãi suất tăng lên so với hiệu quả biên của tiền vốn. Sự ngoan cố chỉ gây ra thiệt hại chứ chẳng đem lại lợi lộc gì
cả. Vì hậu quả là không thể nào tránh được.
Do đó, cuối cùng, các mức tiết kiệm và tiêu dùng tổng hợp thực tế không tuỳ thuộc vào sự Thận trọng, sự
Nhìn xa thấy trước, sự Tính toán, sự Cải tiến, tính Độc lập, tính Kinh doanh, sự Kiêu hãnh hoặc sự Hà tiện. Đạo
đức và tật xấu không có vai trò ở đây. Tất cả đều tuỳ thuộc ở chỗ lãi suất có ảnh hưởng thuận lợi đối với đầu tư
đến mức nào, sau khi đã tính đến hiệu suất biên của tiền vốn
. Không, đây là một cách nói quá đáng. Nếu lãi suất
được chi phối sao cho có thể duy trì tình trạng có việc làm đầy đủ và liên tục, thì đạo đức sẽ lấy lại ảnh hưởng của
nó. Tốc độ tích luỹ vốn sẽ tuỳ thuộc vào sự suy yếu của khuynh hướng tiêu dùng. Như vậy, một lần nữa, sở dĩ các
nhà kinh tế học cổ điển đề cao vai trò của đạo đức là do họ đã ngấm ngầm cho rằng lãi suất luôn luôn bị chi phối
như vậy.
Trong một vài đoạn của tiết này, chúng tôi đã mặc nhiên nói trước những ý kiến sẽ được trình bày ở quyển IV.