LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 133

Chương 10

KHUYNH HƯỚNG BIÊN TRONG TIÊU DÙNG VÀ SỐ NHÂN

C

HÚNG ta đã nói rõ ở chương 8 rằng công việc làm chỉ có thể tăng cùng tỷ lệ với đầu tư, trừ khi có sự

thay đổi về khuynh hướng tiêu dùng. Bây giờ chúng ta có thể đưa hướng suy nghĩ này đi xa hơn nữa. Vì trong một
số trường hợp nhất định, một tỷ lệ nhất định mà chúng ta gọi là số nhân có thể được xác lập giữa thu nhập và đầu
tư và, tuỳ thuộc vào cách đơn giản hoá, tỷ lệ này có thể được xác lập giữa tổng số công việc làm và số việc làm sử
dụng trực tiếp vào công việc đầu tư (mà chúng ta sẽ gọi là số công việc làm ban đầu). Bước đi tiếp này là một bộ
phận khắng khít trong lý thuyết của chúng ta về công việc làm, vì bước đi này thiết lập một mối liên hệ rõ ràng,
chính xác giữa tổng sống công việc làm và tổng số thu nhập và mức độ tiền lương khi khuynh hướng tiêu dùng đã
được biết trước. Khái niệm về “số nhân” được giới thiệu lần đầu tiên trong lý thuyết kinh tế trong bài viết của R.
F. Kahn về “Quan hệ giữa đầu tư ở trong nước với nạn thất nghiệp” (Tập san kinh tế, tháng 6 năm 1931). Lập luận
của Kahn trong bài viết này dựa trên quan điểm cơ bản là nếu khuynh hướng tiêu dùng trong mọi hoàn cảnh giả
định khác nhau (cùng với một vài điều kiện khác nào đó) được coi là đã cho sẵn, và chúng ta cho rằng giới chức
tiền tệ hoặc một giới chức có thẩm quyền nào khác đưa ra những biện pháp nhằm khuyến khích hay làm chậm trễ
công việc đầu tư, thì biến động về số lượng công việc sẽ là một hàm số của mức biến động ròng về số lượng vốn
đầu tư và hàm số này là nhằm đặt nền tảng cho các nguyên tắc tổng quát mà qua đó để ước lượng mối liên hệ định
lượng hiện có giữa mức độ tăng đầu tư ròng và mức độ tăng tổng số công việc làm có liên quan với hàm số này.
Tuy nhiên, trước khì bàn đến số nhân nên giới thiệu khái niệm và khuynh hướng biên trong tiêu dùng.

I

Những giao động về thu nhập thực tế đang được xem xét trong cuốn sách này là do kết quả của việc áp dụng

các số lượng công việc làm khác nhau (nghĩa là các số lượng đơn vị lao động) đối với việc sử dụng các trang thiết
bị sản xuất xác định, nên thu nhập thực tế tăng và giảm theo số đơn vị lao động được sử dụng. Nếu, như chúng ta
thường cho là như vậy, lợi tức biên giảm khi tăng số đơn vị lao động sử dụng cho một số trang thiết bị nhất định,
thì thu nhập tính theo đơn vị tiền lương sẽ tăng nhiều hơn là theo cùng tỷ lệ với số lượng công việc làm, và số
lượng công việc làm này đến lượt nó sẽ tăng lên nhiều hơn là theo cùng tỷ lệ với số lượng thu nhập thực tế tính
theo đơn vị sản phẩm (nếu có thể được). Tuy nhiên, thu nhập thực tế tính bằng sản phẩm và thu nhập tính bằng
đơn vị tiền lương sẽ đồng thời tăng và giảm (trong thời gian ngắn khi trang thiết bị sản xuất hầu như không thay
đổi). Tuy nhiên, vì thu nhập thực tế tính bằng sản phẩm có thể khó đo lường được chính xác bằng con số, cho nên
nhiều khi nên xem thu nhập tính bằng đơn vị tiền lương (Y

w

) như là một chỉ số làm việc thích hợp để đo lường

những biến động về thu nhập thực tế. Trong những bối cảnh nào đó, chúng ta không được bỏ qua sự việc là, nói
chung, thu nhập tính trên đơn vị tiền lương (Y

w

) tăng và giảm theo một tỷ lệ lớn hơn so với thu nhập thực tế,

nhưng trong bối cảnh khác việc chúng luôn luôn cùng tăng và cùng giảm làm cho chúng hầu như có thể thay thế
lẫn nhau.

Quy luật tâm lý thông thường của chúng ta là khi thu nhập thực tế của cộng đồng tăng hay giảm, thì tiêu dùng

của cộng đồng sẽ tăng hay giảm nhưng không nhanh bằng. Quy luật này vì thế có thể được diễn đạt, tuy không
phải tuyệt đối chính xác, nhưng có những tiêu chuẩn rõ ràng, và có thể được trình bày hoàn toàn đầy đủ như
những giả thiết là ΔC

w

và ΔY

w

có cùng dấu, nhưng ΔY

w

> ΔC

w

, trong đó C

w

là lượng tiêu dùng tính theo đơn vị

tiền lương. Đây chỉ là sự lặp lại giả thiết đã được đề ra trong tiết II, chương 3 vậy, chúng ta hãy định nghĩa
dC

w

/dY

w

khuynh hướng tiêu dùng biên.

Đại lượng này có tầm cỡ khá quan trọng vì nó cho chúng ta biết số gia tăng sản lượng sắp tới sẽ được chia

như thế nào giữa tiêu dùng và đầu tư. Vì ΔY

w

= ΔC

w

+ ΔI

w

, trong đó ΔC

w

và ΔI

w

là gia số tiêu dùng và đầu tư; do

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.