LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 138

động mạnh nhiều hơn so với một cộng đồng giàu có với một tỷ lệ tiền tiết kiệm lớn hơn từ số tiền thu nhập, và do
đó số nhân nhỏ hơn.

Tuy nhiên, một kết luận như vậy thường bỏ qua sự khác nhau giữa ảnh hưởng của khuynh hướng tiêu dùng

biên và ảnh hưởng của khuynh hướng tiêu dùng bình quân. Vì trong khi khuynh hướng tiêu dùng biên cao bao
hàm một ảnh hưởng tương đối lớn hơn của một biến động theo tỷ trọng về đầu tư, thì ảnh hưởng tuyệt đối lại sẽ
nhỏ hơn nếu khuynh hướng tiêu dùng bình quân cũng cao. Có thể minh hoạ điều này như sau bằng một thí dụ
bằng số.

Chúng ta hãy giả sử rằng khuynh hướng tiêu dùng của cộng đồng lên đến mức khiến cho họ tiêu dùng toàn bộ

số thu nhập chừng nào mà số thu nhập thực tế của họ không vượt quá sản lượng do thu dụng 5.000.000 người để
vận hành các trang thiết bị sản xuất hiện có; rằng số thu nhập từ sản lượng do sử dụng thêm 100.000 người sản
xuất ra được tiêu dùng 99%, rằng số thu nhập từ sản lượng do sử dụng thêm 100.000 người thì họ tiêu dùng 97%,
v.v.. Và cho rằng 10.000.000 người được sử dụng để điều khiển máy móc, thiết bị là tình trạng có việc làm đầy đủ.
Từ đó suy ra là khi 5.000.000 + (n x 100.000) người được sử dụng, số nhân ở mức biên là 100/n và
n(n+1)/2(50+n) phần trăm của thu nhập quốc dân được đầu tư.

Như vậy, khi 5.200.000 người được sử dụng, số nhân sẽ rất lớn, bằng 50, nhưng đầu tư lại chỉ bằng một phần

rất nhỏ của thu nhập hiện tại, nghĩa là 0,06%. Kết quả là nếu đầu tư giảm xuống với một tỷ lệ lớn, chẳng hạn
khoảng 2/3, số người có việc làm sẽ chỉ giảm xuống còn 5.100.000, tức là giảm khoảng 2%. Mặt khác, khi
9.000.000 người được sử dụng, số nhân biên sẽ tương đối nhỏ (2,5), nhưng đầu tư bây giờ là một phần đáng kể
của thu nhập hiện tại, nghĩa là 9%. Kết quả là nếu đầu tư giảm bớt 2/3, số người có việc làm sẽ giảm xuống còn
6.900.000, tức là giảm 19%. Ở mức giới hạn, khi đầu tư giảm hẳn tới số không, số người có việc làm sẽ giảm
khoảng 4% trong trường hợp thứ nhất và sẽ giảm 44% trong trường hợp thứ hai

(6)

.

Trong thí dụ trên đây trong hai cộng đồng được đem so sánh thì cộng đồng nghèo hơn thể hiện sự nghèo nàn

của họ vì lý do thiếu việc làm. Nhưng cách lập luận tương tự cũng có thể vận dụng dễ dàng vào trường hợp nghèo
đói do thiếu trình độ nghề nghiệp, kỹ thuật hay thiết bị. Như vậy, trong khi số nhân là lớn hơn trong một cộng
đồng nghèo, thì ảnh hưởng đối với số người có việc làm do biến động về đầu tư sẽ lớn hơn nhiều trong một cộng
đồng giàu có, với giả định là trong cộng đồng giàu có này, số đầu tư hiện tại chiếm một tỷ lệ lớn hơn nhiều của sản
lượng hiện có

(7)

.

Từ những nhận xét trên rõ ràng là việc thu dụng một số người nào đó ở các công trình công cộng (theo các

giả thuyết trên) sẽ có ảnh hưởng lớn hơn nhiều tới tổng số việc làm trong thời gian khi có nạn thất nghiệp trầm
trọng so với thời gian sau đó khi có việc làm đầy đủ. Trong thí dụ trên, nếu 100.000 được sử dụng thêm ở các công
trình công cộng khi số người có việc làm giảm xuống 5.200.000, thì tổng số người có việc làm lên tới 6.400.000.
Nhưng nếu đã có 9.000.000 người có việc làm khi 100.000 người được tiếp nhận vào các công trình công cộng, thì
tổng số người có việc làm sẽ chỉ tăng lên 9.200.000 mà thôi. Như vậy, trong thời kỳ thất nghiệp nghiêm trọng,
những công trình công cộng, mặc dầu chưa rõ ràng về mặt ích lợi thực tế, cũng tỏ ra rất có lợi về mặt làm giảm chi
phí trợ cấp thất nghiệp, miễn là chúng ta giả định rằng một phần nhỏ hơn của thu nhập được tiết kiệm khi nạn thất
nghiệp đang ở trong tình trạng trầm trọng hơn, nhưng các công trình công cộng cũng có thể là những công trình
đáng nghi ngại khi gần đạt tới tình trạng có việc làm đầy đủ. Ngoài ra, nếu giả thiết của chúng ta là đúng rằng
khuynh hướng tiêu dùng biên giảm đều đặn khi đạt tới tình trạng có việc làm đầy đủ từ đó có thể suy ra rằng sẽ
ngày càng rắc rối, mới có thể tăng thêm số việc làm thông qua việc tăng thêm đầu tư.

Sẽ không có gì khó khăn để lập một biểu đồ về khuynh hướng tiêu dùng biên ở mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh

tế trên cơ sở các con số thống kê (nếu như đã có sẵn) về thu nhập tổng hợp và đầu tư tổng hợp ở những thời kỳ kế
tiếp nhau. Tuy thế, hiện nay, những con số thống kê của chúng ta cũng không chính xác lắm (hoặc không đầy đủ
đối với mục đích đặc thù này) để cho phép chúng ta suy ra những ước lượng chính xác hơn. Những con số đúng
nhất mà tôi biết được là những con số của ông Kuznets về nước Mỹ (đã được nói đến ở tiết IV, chương 8 trên đây)
mặc dù các con số đó rất bấp bênh. Kết hợp với những ước lượng về thu nhập quốc dân, những con số này với
chừng mực tin cậy nào đó gợi ra một con số vừa thấp hơn, vừa ổn định hơn của số nhân đầu tư so với con số mà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.