Chương 11
HIỆU SUẤT BIÊN CỦA VỐN
I
K
hi một người mua một tài sản đầu tư hay một tài sản cố định, người đó mua quyền để được thu về một loạt
các khoản lợi tức trong tương lai, mà người đó hy vọng dành được qua việc bán sản phẩm do tài sản cố định làm
ra sau khi trừ đi các khoản chi phí điều hành cần thiết để có được sản phẩm đó trong suốt thời gian tồn tại của tài
sản cố định nói trên. Các khoản tiền thu được hàng năm của người đó Q
1
, Q
2
, Q
n
thường được gọi là lợi tức triển
vọng của vốn đầu tư.
Đối lại với lợi tức triển vọng của vốn đầu tư, chúng ta có giá cung của tài sản cố định với nghĩa không phải là
giá thị trường mà tài sản cố định loại này có thể thực sự được mua là là khuyến khích nhà sản xuất làm thêm một
đơn vị tài sản như vậy, tức là cái mà đôi khi được gọi là chi phí thay thế tài sản đó. Mối quan hệ giữa lợi tức triển
vọng của tài sản cố định và giá cung hay chi phí thay thế của nó tức là mối quan hệ giữa lợi tức triển vọng của
thêm một đơn vị tài sản cố định loại đó và chi phí để làm ra đơn vị đó, sẽ cho chúng ta biết ý niệm về hiệu suất
biên của vốn. Nói một cách chính xác hơn, tôi định nghĩa hiệu suất biên của vốn là bằng tỷ suất chiết khấu mà sẽ
làm cho giá trị hiện nay của các khoản tiền thu được hàng năm từ các khoản tiền lời được dự tính do tài sản cố
định mang lại trong suốt thời gian sử dụng tài sản đó đúng bằng giá cung của tài sản đó. Điều này cho chúng ta
biết các hiệu suất biên của các loại tài sản cố định khác nhau. Trong hiệu suất biên của nhiều loại tài sản cố định
thì hiệu suất lớn nhất có thể xem được như hiệu suất biên của tiền vốn nói chung.
Độc giả cần lưu ý rằng hiệu suất biên của tiền vốn được xác định ở đây theo dự kiến về lợi tức và theo giá
cung hiệu tại của tài sản cố định. Hiệu suất này tuỳ thuộc vào tỷ suất lợi tức dự kiến thu được từ số tiền mà người
ta đầu tư vào một tài sản mới, chứ không phụ thuộc vào kết quả trong quá khứ của một số tiền vốn đầu tư với các
chi phí ban đầu nếu nhìn lại cả quá trình số lợi tức thu được sau khi tài sản cố định đã sử dụng hết thời gian hoạt
động của nó.
Nếu trong một giai đoạn nào đó có tăng thêm vốn đầu tư về một loại tài sản nào đó thì hiệu suất biên của loại
tiền vốn đó sẽ giảm khi đầu tư tăng lên, một phần vì lợi tức triển vọng sẽ giảm khi mức cung của loại tiền vốn đó
tăng lên, và một phần vì, nói chung, khó khăn về các phương tiện để tạo ra loại tiền vốn này sẽ làm cho giá cung
của nó tăng. Trong ngắn hạn, chính nhân tố thứ hai này thường giữ vai trò quan trọng hơn để tạo lập sự cân bằng,
nhưng nếu thời kỳ được xem xét càng dài thì nhân tố thứ nhất càng quan trọng và có xu hướng thay thế nhân tố
thứ hai. Do đó, đối với mỗi loại tiền vốn chúng ta có thể vạch ra một biểu đồ mà qua đó có thể thấy mức đầu tư về
tiền vốn này sẽ cần phải tăng lên như thế nào trong một thời kỳ nhất định để cho hiệu suất biên của tiền vốn chỉ
giảm xuống tới một con số đã được định trước. Sau đó chúng ta có thể tổng hợp các biểu đồ cho tất cả các loại vốn
khác nhau để đi đến một biểu đồ có khả năng xác lập mối quan hệ giữa mức đầu tư tổng hợp với hiệu suất biên
tương ứng của tiền vốn nói chung do mức đầu tư đó xác đinh. Chúng ta sẽ gọi đó là đường cầu đầu tư hay là biểu
đồ hiệu suất biên của vốn.
Bây giờ, thật khá rõ ràng là mức đầu tư thông thường hiện nay sẽ được nâng lên đến mức mà ở đó không còn
có bất cứ loại tài sản cố định nào có hiệu suất biên vượt quá lãi suất hiện hành. Nói một cách khác, tỷ lệ đầu tư sẽ
được đẩy tới điểm trên đường cầu về đầu tư mà ở đó hiệu suất biên của tiền vốn nói chung bằng lãi suất thị
trường
.
Sự việc như vậy cũng có thể được diễn tả như sau. Nếu Q
r
là lợi tức triển vọng của một tài sản vốn vào thời
điểm r, và d
r
là giá trị hiện tại của 1 bảng Anh để chậm lại r năm tính theo lãi suất hiện hành. ΣQ
r
d
r
là giá cầu của
đầu tư, và đầu tư sẽ tiếp tục tăng cho đến mức mà ở đó ΣQ
r
d
r
trở thành ngang bằng giá cung của đầu tư như đã