nhất mà tôi trích ra từ cuốn “Nguyên lý kinh tế học” của Marshall (xuất bản lần thứ sáu, trang 519-520). Tôi tập
hợp một số câu lẻ tẻ trong đó để diễn tả ý chính của ông:
“Tại một nhà máy nào đó, một số máy móc trị giá hơn 100 bảng Anh được sử dụng để khỏi phải chi
thêm các khoản khác nhau và để thêm vào sản lượng ròng của nhà máy 3 bảng Anh mỗi năm sau khi đã
khấu trừ đi khoản hao mòn máy móc. Nếu các nhà đầu tư bỏ vốn vào tất cả các ngành nghề có khả năng
mang lại lợi nhuận cao, và nếu sau khi bỏ vốn vào, tình trạng cân bằng đã đạt được, nhà máy đó vẫn tiếp
tục làm ăn có lãi để sử dụng các máy móc đưa thêm vào đó, ta có thể suy ra từ sự việc này rằng lãi suất
hàng năm là 3%. Nhưng những ví dụ thuộc loại này chỉ minh hoạ được một phần nào các nguyên nhân
chủ yếu chi phối giá trị. Chúng ta không thể dùng các ví dụ ấy để đưa ra một lý thuyết về lãi suất,sẽ lại
càng không thể lấy đó làm cơ sở cho lý thuyết về tiền lương mà không mắc vào vòng lập luận luẩn quẩn.
Giả sử lãi suất là 3% mỗi năm trên cơ sở được đảm bảo hoàn toàn, và nghề làm mx thu hút khoản vốn
đầu tư tới 1 triệu bảng Anh. Điều này có nghĩa là ngành sản xuất mũ có thể dùng một số vốn tới 1 triệu
bảng Anh để làm ra các sản phẩm mang lại lợi nhuận đủ để trả lãi suất 3% một năm cho việc sử dụng số
máy móc thêm vào đó hơn là không có số máy móc nào cả. Có thể có những loại máy móc mà ngành
chế tạo sẵn sàng sử dụng dù cho phải trả lãi suất tới 20% một năm. Nếu lãi suất là 10% thì số vốn nhiều
hơn sẽ được sử dụng. Nếu lãi suất là 6% thì có nhiều tiền vốn bỏ ra hơn nữa, nếu là 4% thì lại càng có
nhiều hơn. Và cuối cùng nếu lãi suất là 3% thì lại nhiều vốn hơn nữa. Khi nhà máy sử dụng tất cả số
máy móc này. Mức thoả dụng biên của nó, tức là các số máy móc chỉ nên sử dụng, sẽ được tính ở mức
3%.”
Qua đoạn trích trên đây, rõ ràng là Marshall đã nhận thức rằng chúng ta bị mắc vào vòng lập luận luẩn quẩn
nếu chúng ta muốn xác định theo cách này lãi suất thực sự là bao nhiêu?
. Trong đoạn viết trên đây, Marshall
hình như đã chấp nhận quan điểm đã được trình bày ở trên cho rằng lãi suất chi phối mức đầu tư mới, khi đã biết
biểu đồ hiệu suất biên của vốn. Nếu lãi suất là 3%, điều này có nghĩa là không có ai chịu chi 100 bảng Anh vào
máy móc trừ khi người đó hy vọng việc sử dụng máy móc đó sẽ đem lại cho họ 3 bảng Anh thêm vào sản lượng
ròng hàng năm sau khi đã khấu trừ các chi phí sản xuất và hao mòn máy óc. Nhưng chúng ta sẽ thấy ở chương 14
rằng trong các đoạn viết khác, Marshall đã tỏ ra kém thận trọng hơn, mặc dù ông ta đã rút lui khi các lập luận của
ông dẫn ông tới một tình thế đáng nghi ngại.
Mặc dù không dùng thuật ngữ “Hiệu suất biên của vốn”, giáo sư Irving Fisher đã đưa ra trong cuốn “Lý
thuyết về lãi suất” (Theory of Interest) năm 1930 một định nghĩa về cái mà ông gọi là tỷ suất lợi tức so với chi phí
(rate of return over cost), giống với định nghĩa của tôi. Ông viết: “Tỷ suất lợi tức so với chi phí
được dùng để tính giá trị hiện tại của tất cả các chi phí và giá trị hiện tại của tổng số lợi tức, sẽ làm cho hai số
lượng này bằng nhau”. Giáo sư Fisher giải thích rằng mức đầu tư vào bất kỳ lĩnh vực nào sẽ tuỳ thuộc vào việc so
sánh giữa tỷ suất lợi tức so với chi phí và lãi suất. Để khuyến khích đầu tư mới, “tỷ suất lợi tức so với chi phí phải
cao hơn lãi suất”
. “Đại lượng (hay nhân tố) mới này trong công trình nghiên cứu của chúng ta đóng vai trò quan
trọng về phương diện cơ hội đầu tư trong lý thuyết về lãi suất
. Do đó, giáo sư Fisher dùng “tỷ suất lợi tức so với
chi phí theo cùng nghĩa và cũng giống hệt mục đích như tôi dùng “hiệu suất biên của vốn”.
III
Điều mơ hồ đáng kể nhất về mặt ý nghĩa và tầm quan trọng của hiệu năng biên của vốn là do không thấy
được yếu tố đó tuỳ thuộc vào lợi tức triển vọng, chứ không phải chỉ tuỳ thuộc vào lợi tức hiện tại của tiền vốn.
Điều này có thể được chứng minh rõ ràng nhất bằng cách nêu lên tác động của dự kiến về những biến động trong
chi phí sản xuất tương lai đến hiệu suất biên của vốn, bất kể những biến động đó có liên quan tới chi phí lao động,
nghĩa là đơn vị tiền lương, hoặc bắt nguồn từ những phát minh, sáng chế và kỹ thuật mới. Sản lượng do máy móc
trang bị của ngày hôm nay sản xuất ra sẽ phải cạnh tranh với sản lượng do máy móc, trang bị được chế tạo ra sau
này làm ra. Có lẽ khi những máy móc, trang bị sau này được chế tạo và sử dụng thì chi phí về lao động sẽ thấp