LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 220

Lúc này mỗi một trong số các bản vị hàng hoá cũng cấp cho chúng ta một phương tiện giống như tiền để đo

lường hiệu quả biên của bốn. Vì chúng ta có thể chọn bất kỳ một mặt hàng nào, chẳng hạn lúa mỳ, và dùng đơn vị
lúa mỳ để tính giá trị thu nhập dự kiến của bất kỳ tài sản vốn nào. Lúc này lãi suất chiết khấu làm cho giá trị hiện
tại của chuỗi niên kim lúa mỳ bằng giá cung ứng hiện tại của tài sản được tính bằng lúa mỳ. Và tỷ suất đó cho ta
hiệu quả biên của tài sản tính bằng lúa mỳ. Nếu dự tính không có thay đổi về giá trị tương đối của hai bản vị khác
nhau, thì hiệu quả biên của một tài sản vốn cũng sẽ vậy thôi dù được tính bằng loại nào chăng nữa trong hai bản vị
đó, vì tử sổ và mẫu số của phân số biểu thị hiệu quả biên sẽ thay đổi theo cùng một tỷ lệ. Song, nếu dự kiến một
trong hai bản bị đó sẽ thay đổi về giá trị so với bản vị khác, thì hiệu quả biên của các tài sản vốn sẽ thay đổi theo
cũng một lượng phần trăm tuỳ thuộc ở chỗ hiệu quả được tính bằng bản vị nào. Để minh hoạ cho điều này, chúng
ta hãy đơn cử trường hợp đơn giản nhất trong đó lúa mỳ, một trong hai bản vị loại trừ nhau, được dự kiến là sẽ
tăng lên với nhịp độ đều đặn tính bằng tiền là a% một năm, hiệu quả biên của một tài sản mà tính bằng tiền x%, thì
tính bằng lúa mỳ sẽ là x-a phần trăm. Vì hiệu quả biên của tất cả các tài sản vốn sẽ thay đổi theo một lượng như
nhau, nên suy ra rằng thứ tự độ lớn của các hiệu quả biên vẫn được giữ nguyên bất kể bản vị nào được lựa chọn.

Nếu có một mặt hàng hỗn hợp nào đó mà theo cách nói chính xác có thể được coi là tiêu biểu, thì chúng ta có

thể coi lãi suất và hiệu quả biên của vốn tính bằng mặt hàng đó ở một mức độ nào đó vẫn chỉ là lãi suất ấy và hiệu
quả biên ấy của vốn. Nhưng tất nhiên trong cách làm này có một số trở ngại giống như khi thiết lập một tiêu chuẩn
giá trị độc nhất.

Vì vậy, cho đến nay, lãi suất tiền tệ không mang tính chất độc nhất mà hoàn toàn đứng ngang hàng với các lãi

suất khác. Thế thì do đâu mà có đặc tính của lãi suất tiền tệ làm cho nó có ý nghĩ thực tế trội hẳn như đã được gán
cho nó trong các chương trước? tại sao khối lượng sản phẩm và mức sử dụng nhân công lại phải gắn chặt hơn với
lãi suất tiền tệ so với lãi suất lúa mỳ hoặc lãi suất nhà cửa?

II

Chúng ta hãy xét các lãi suất tính bằng các mặt hàng khác nhau trong một thời gian (chẳng hạn) một năm sẽ

là như thế nào đối với các loại tài sản khác nhau. Vì chúng ta lần lượt lấy mỗi mặt hàng làm bản vị, nên phải tính
thu nhập từ mỗi mặt hàng bằng đơn bị đo lường của chính mặt hàng đó.

Có ba thuộc tính mà các loại tài sản khác nhau đều có ở mức độ khác nhau, đó là:

(i) Một số tài sản tạo ra một lợi tức hoặc sản lượng q- được đo lường bằng chính các tài sản đó, vì chúng hỗ trợ

cho một quá trình sản xuất nào đó hoặc cung cấp dịch vụ cho một người tiêu dùng.

(ii) Phần lớn các tài sản, ngoài tiền ra, đều chịu một phần tổn hao hoặc gây ra một phần chi phí chỉ vì thời gian

trôi qua (không kể đến sự thay đổi về giá trị tương đối của chúng), dù chúng có được sử dụng tạo ra thu nhập
hay không, tức là các tài sản này gây ra chi phí c được tính bằng đơn vị đo lường của bản thân chúng. Đối với
mục tiêu trước mắt của chúng ta, không quan trọng là chúng vạch đường ranh giới giữa các chi phí này chính
xác ở đâu, - tức là giữa các chi phí mà chúng ta trừ đi trước khi tính 1 và các chi phí mà chúng ta tính vào c, vì
trong phần tiếp theo chúng ta chỉ quan tâm đến q - c.

(iii)Cuối cùng, quyền định đoạt một tài sản trong một thời gian có thể đảm bảo một mức tiện dụng hoặc an toàn

không bằng nhau đối với tài sản thuộc các loại khác nhau, mặc dầu bản thân các tài sản này có giá trị ban đầu
bằng nhau. Có thể nói là thuộc tính này không để lại dấu vết gì dưới dạng sản phẩm vào cuối thời kỳ đang xét,
thế nhưng đó là một thức mà người ta sẵn sàng trả một giá nào đó. Lượng vật chất (được tính bằng đơn vị đo
tài sản đang xét), mà người ta sẵn sàng trả để đảm bảo mức tiện dụng hoặc an toàn do có quyền định đoạt tài
sản đó (không kể thu nhập hoặc chi phí bảo quản gắn với tài sản đó), có thể được gọi là chuyển hoán phí l của
tài sản này.

Suy ra là lấy thu nhập dự kiến từ việc sở hữu một tài sản trong một thời gian bằng lợi tức của tài sản đó trừ đi

chi phí bảo quản của tài sản đó, cộng với chuyển hoán phí của nó, tức là bằng q - c + l. Nói các khác, q - c + l là lãi
suất riêng của một mặt hàng bất kỳ, trong đó q,c và l được tính bằng đơn vị của chính mặt hàng đó với danh nghĩa
là bản vị.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.