Đặc tính của vốn công vụ (chẳng hạn một cái máy) hoặc của vốn tiêu dùng (chẳng hạn một cái nhà) đang
được sử dụng chính là ở chỗ lợi tức của vốn thường lớn hơn chi phí bảo quản nó, còn chuyển hoán phí của vốn
chắc là không đáng kể. Đặc tính của một trữ lượng hàng hoá dễ chuyển hoán hoặc của vốn công cụ hay vốn tiêu
dùng thừa đang để dành là ở chỗ các thứ này phải chịu chi phí bảo quản tính bằng đơn vị đo lường của bản thân
chúng mà không có lợi tức nào để bù vào chi phí đó, còn chuyển hoán phí trong trường hợp này cũng thường là
không đáng kể khi mà trữ lượng vượt quá một mức vừa phải, mặc dầu chuyển hoán phí có thể là đáng kể trong
những hoàn cảnh đặc biệt. Và đặc tính của tiền là lợi tức của nó bằng không, chi phí bảo quản nó không đáng kể,
những chuyển hoán phí của nó lại đáng kể. Thật vậy, các mặt hàng khác nhau có thể có các mức độ chuyển hoán
phí khác nhau, và tiền có thể chịu mộ mức độ chi phí bảo quản nào đó, chẳng hạn chi phí cho việc bảo quản an
toàn. Nhưng các khác biệt cơ bản giữa tiền và tất cả (hoặc hầu hết) các tài sản khác chính là ở chỗ: trong trường
hợp tiền chuyển hoán phí của nó vượt xa chi phí bảo quản nó, trong khi đó đối với các tài sản khác thì chi phí bảo
quản chúng vượt quá xa chuyển hoán phí của chúng. Để minh hoạ, chúng ta hãy giả thiết rằng về nhà cửa: lợi tức
là q
1
, chi phí bảo quản và chuyển hoán phí là không đáng kể; về lúa mỳ: chi phí bảo quản là c
2
, còn lợi tức và
chuyển hoán phí không đáng kể; về tiền: chuyển hoán phí là l
3
, còn lợi tức và chi phí quản lý không đáng kể. Nói
cách khác, q
1
là lãi suất nhà cửa, c
2
là lãi suất lúa mỳ, và l
3
là lãi suất tiền tệ.
Để xác định mối quan hệ giữa các mức thu nhập dự tính từ các loại tài sản khác nhau tương ứng với trạng
thái cân bằng, chúng ta còn phải biết những thay đổi về giá trị tương đối của chúng trong năm được dự kiến như
thế nào. Khi lấy tiền tệ làm bản vị đo lường (với mục đích này chỉ cần đồng tiền tính toán, và chúng ta có thể lấy
lúa mỳ với kết quả cũng như vậy), hãy giả thiết số phần trăm dự kiến về tăng giá (hoặc sụt giá) của nhà cửa là a
1
và của lúa mỳ là a
2
. Chúng ta đã gọi q
1
,- c
2
là l
3
là các lãi suất riêng của nhà cửa, lúa mỳ và tiền tệ tính theo bản vị
giá trị của chính các tài sản ấy, tức là q
1
là lãi suất nhà cửa quy về đơn vị nhà cửa,- c
2
là lãi suất lùa mỳ quy về đơn
vì lúa mỳ, và l
3
là lãi suất tiền tệ quy về đơn vị tiền tệ. Cũng sẽ là bổ ích nếu gọi a
1
+q
1
, a
2
-c
2
và l
3
(vì chúng vẫn
thể hiện những đại lượng ấy nhưng đã quy về tiền với danh nghĩa là bản vị giá trị), tương ứng, là lãi suất nhà cửa
tính bằng tiền, lãi suất lúa mỳ tính bằng tiền và lãi suất tiền tệ tính bằng tiền. Với hệ thống ký hiệu này thì dễ dàng
nhận thấy rằng lượng cầu của các chủ tài sản sẽ hướng vào nhà cửa, lúa mỳ hoặc tiền tệ tuỳ thuộc ở chỗ a
1
+q
1
hay
là a
2
-c
2
hay là l
3
có giá trị lớn nhất. Như vậy, trong cân bằng giá cầu của nhà cửa và của lúa mỳ tính bằng tiền sẽ ở
mức sao cho không còn gì để lựa chọn về mặt ưu việt giữa các phương án khác nhau đó nữa, tức là a
1
+q
1
, a
2
-c
2
và
l
3
sẽ bằng nhau. Việc lựa chọn bản vị giá trị không ảnh hưởng đến kết quả này vì việc chuyển từ một bản vị này
sang bản vị khác sẽ thay đổi tất cả các số hạng một cách như nhau, tức là thay đổi với một lượng bằng mức độ dự
kiến về tăng giá trị (hoặc sụt giá) của bản vị mới so với bản vị cũ.
Giờ đây những tài sản, mà có giá cung bình thường thấp hơn giá cầu, sẽ được tái tạo mới; và đó sẽ là những
tài sản có hiệu quả biên (trên cơ sở giá cung bình thường của chúng) lớn hơn lãi suất (cả hai được tính theo cùng
một bản vị giá trị nào cũng được). Khi trữ lượng của các tài sản, mà lúc đầu có hiệu quả biên ít nhất bằng lãi suất
tăng lên thì hiệu quả biên của chúng (vì những lý do khá rõ ràng đã được nêu lên) có xu hướng giảm xuống. Như
vậy, tới một thời điểm nào đó việc tạo thêm các tài sản này không còn có lợi nữa, trừ phi lãi suất cũng giảm một
cách tương ứng. Khi không còn tài sản có hiệu quả biên ít nhất bằng lãi suất, thì việc tạo thêm tài sản vốn sẽ đình
lại.
Chúng ta hãy giả thiết (một giả thuyết đơn giản ở giai đoạn lập luận này thôi) rằng một tài sản nào đó (chẳng
hạn tiền) có lãi suất cố định (hoặc giảm chậm hơn, khi sản lượng tăng so với lãi suất của bất kỳ mặt hàng nào
khác), thì tình trạng này được điều chỉnh như thế nào ? Vì q
1
+q
2
, a
2
-c
2
và l
3
là nhất thiết bằng nhau, và vì theo giả
thiết l
3
là cố định hoặc giảm chậm hơn q
1
hoặc -c
2
, nên suy ra rằng a
1
và a
2
phải tăng lên. Nói cách khác, giá hiện
tại tính bằng tiền của mọi mặt hàng khác với tiền có xu hướng giảm so với giá dự kiến của mặt hàng đó trong
tương lai. Do đó, nếu q
1
và -c
2
tiếp tục giảm, thì đến một lúc nào đó việc sản xuất bất kỳ một mặt hàng cũng đều
không có lợi, trừ phi chi phí sản xuất tại một thời điểm nào đó trong tương lại được dự kiến sẽ tăng cao hơn chi