lương danh nghĩa hay là tiền lương thực tế, thì nó cũng không có gì khác lắm. Nếu chúng ta tư duy trên giác độ
tiền lương danh nghĩa thì, tất nhiên, chúng ta phải điều chỉnh theo những biến động về giá trị của tiền tệ. Nhưng
làm như vậy thì chiều hướng chung lập luận này vẫn giữ nguyên, vì giá cả chắc chắn là không thay đổi hoàn toán
tương ứng với những biến động về tiền lương danh nghĩa.
Nếu đây là căn cứ của lập luận này (và nếu không phải thì tôi không biết căn cứ đó là gì) thì chắc căn cứ đó là
sai lầm, vì đường cầu của các ngành riêng biệt chỉ là có thể được dựng lên với một giả định nhất định nào đó về
thuộc tính của đường cầu và đường cung trong các ngành khác, về lượng tổng cầu thực tế. Vì vậy, áp dụng lập
luận này cho toàn bộ nền công nghiệp là không có căn cứ, trừ phi chúng ta cũng áp dụng luôn giả định rằng tổng
cầu thực tế là cố định. Thế những, giả định như vậy là đưa lập luận này đến một kết luận không có liên quan. Vì
trong khi không một ai muốn phủ định giả thiết rằng việc giảm tiền lương danh nghĩa mà vẫn giữ nguyên tổng cầu
thực tế như trước sẽ liên quan đến việc tăng số người có việc làm, thì vấn đề cụ thể cần xét là liệu việc giảm tiền
lương danh nghĩa sẽ vẫn hay không giữ nguyên tổng cầu thực tế như trước, nếu được tính bằng tiền, hay là ít ra
cũng kéo theo một lượng tổng cầu thực tế mà không giảm lương danh nghĩa (tức là tổng cầu có phần nào lớn hơn
nếu tính bằng đơn vị tiền lương). Nhưng nếu lý thuyết cổ điển không được phép áp dụng theo cách tương tự những
kết luận của nó về một ngành công nghiệp riêng lẻ cho nền công nghiệp nói chung, thì lý thuyết đó hoàn toàn hông
thể trả lời câu hỏi là việc giảm tiền lương danh nghĩa sẽ có tác dụng như thế nào đối với việc làm. Vì lý thuyết cổ
điển không có phương pháp phân tích để giải quyết vấn đề này. Theo tôi, lý thuyết về thất nghiệp của giáo sư
Pigou hình như rút ra được từ lý thuyết cổ điển tất cả những gì có thể rút ra được, vì thế mà cuống sách này chứng
minh hùng hồn rằng lý thuyết cổ điển không giải quyết được vấn đề gì khi nó được áp dụng để xác định cái gì chi
phối khối lượng việc làm thực tế xét về tổng thể
II
Vì vậy, chúng ta hãy áp dụng phương pháp phân tích của chính chúng ta để giải đáp vấn đề này. Vấn đề này
chia thành hai phần. 1) Với những điều kiện khác như nhau, việc giảm tiền lương danh nghĩa có khả năng trực tiếp
làm tăng số người có việc làm không? Với những điều kiện khác như nhau ở đây có nghĩa là khuynh hướng tiêu
dùng, đồ thị hiệu quả biên của vốn và lãi suất vẫn giữa nguyên như trước đối với toàn bộ cộng đồng. Và 2) Việc
giảm tiền lương danh nghĩa có khả năng chắc chắn hoặc hầu như chắc chắn để ảnh hưởng đến số lượng người có
việc làm theo một hướng nhất định thông qua những tác động phản hồi chắc chắn hoặc hầu như chắc chắn của
việc giảm này đối với ba nhân tố này không?
Trong các chương trước chúng ta đã trả lời “không” đối với câu hỏi đầu. Vì chúng ta đã chỉ ra rằng khối
lượng việc làm có tương quan duy nhất với khối lượng cầu thực tế được tính bằng đơn vị tiền lương, và lượng cầu
thực tế, tức là tổng của lượng tiêu dùng dự kiếm và lượng đầu tư dự kiến, không thể thay đổi, nếu khuynh hướng
tiêu dùng, đồ thị hiệu quả biên của vốn là lãi suất đều không thay đổi. Nếu không có thay đổi nào về các nhân tố
này, mà nói chung các nghiệp chủ thuê thêm người làm thì doanh số của họ nhất định sẽ không bằng giá cung của
họ.
Có lẽ sẽ có thể bác bỏ kết luận sơ lược cho rằng việc giảm tiền lương danh nghĩa sẽ làm tăng việc làm “vì
việc đó làm giảm chi phí sản xuất”, nếu chúng ta theo dõi diễn biến sự kiện với giả thiết có lợi nhất cho quan điểm
này, tức là lúc đầu các nghiệp chủ dự kiến việc giảm tiền lương danh nghĩa sẽ có tác dụng như vậy. Thực ra, không
phải không có khả năng là một nghiệp chủ riêng biệt, khi thấy chi phí của mình giảm, lúc đầu sẽ bỏ qua các tác
động phản hồi đối với lượng cầu về sản phẩm của mình và sẽ hành động theo giả định rằng ông ta sẽ có thể bán có
lời một sản lượng lớn hơn trước đây. Nếu lúc đó các nghiệp chủ nói chung hành động theo dự kiến đó, thì trên
thực tế họ có thành công trong việc tăng lợi nhuận của họ lên không? Chỉ khi nào khuynh hướng biên trong tiêu
dùng của cộng đồng bằng một, cho nên không có sự chênh lệch giữa lượng gia tăng thu nhập và lượng gia tăng
tiêu dùng, hoặc khi mà lượng đầu tư tăng tương ứng với mức chênh lệch giữa lượng gia tăng thu nhập và lượng
gia tăng tiêu dùng, mà điều này chỉ xảy ra nếu đồ thị hiệu quả biên của vốn đã tăng lên so với lãi suất. Như vậy,
doanh số thu được từ sản lượng tăng thêm sẽ làm nản lòng các nghiệp chủ, và số người có việc làm sẽ lại giảm