xuống con số trước đây, trừ phi khuynh hướng biên trong tiêu dùng bằng một hoặc việc giảm tiền lương danh
nghĩa đã có tác dụng nâng cao đồ thị hiệu quả biên của vốn so với lãi suất và do đó làm tăng lượng đầu tư. Vì nếu
các nghiệp chủ có thể bán được sản phẩm của họ với giá dự kiến và cung cấp việc làm với quy mô đảm bảo cho
người lao động có thu nhập mà từ đó họ có thể tiết kiệm nhiều hơn lượng đầu tư hiện hành, thì các nghiệp chủ
phải chịu một khoản lỗ bằng lượng chênh lệch đó. Và việc này sẽ diễn ra như vậy bất luận mức tiền lương danh
nghĩa là thế nào chăng nữa. Giỏi nhất thì cũng chỉ làm cho ngày thất vọng của họ lùi lại một thời gian để cho số
tiền, mà chính họ đầu tư vào vốn lưu động gia tăng, bù vào khoản chênh lệch nó.
Như vậy, về lâu dài, việc giảm tiền lương danh nghĩa sẽ không thể làm tăng số người có việc làm, trừ phi việc
giảm đó có tác động phản hồi đối với khuynh hướng tiêu dùng của cộng đồng nói chung, hoặc đối với đồ thị hiệu
quả biên của vốn, hoặc đối với lãi suất. Hiện không có phương pháp nào để phân tích tác động của việc giảm tiền
lương danh nghĩa, ngoài việc theo dõi những tác động của việc giảm đó đối với ba nhân tố này.
Trên thực tế, những tác động phản hồi quan trọng nhất có thể là như sau:
(1) Tiền lương danh nghĩa giảm sẽ phần nào làm cho giá cả giảm xuống. Vì vậy, việc này sẽ gây ra một sự phân
phối lại nào đó về thu nhập thực tế (a) từ những người làm công ăn lương sang các nhân tố khác được tính vào
khoản giá thành biên quan trọng nhất, mà tiền công của các nhân tố này đã không bị giảm, và (b) từ các nghiệp
chủ sang lớp người thực lợi - những người đã được đảm bảo một mức thu nhập cố định bằng tiền.
Tác động của việc phân phối lại này đối với khuynh hướng tiêu dùng của toàn cộng đồng sẽ như thế nào?
Việc chuyển thu nhập từ những người làm công ăn lương sang các nhân tố khác được tính vào khoản giá thành
biên quan trọng nhất, mà tiền công của các nhân tố này đã không bị giảm, và (b) từ các nghiệp chủ sang lớp
người thực lợi - những người đã được đảm bảo một mức thu nhập cố định bằng tiền.
Tác động của việc phân phối lại này đối với khuynh hướng tiêu dùng của toàn cộng đồng sẽ như thế nào?
Việc chuyển thu nhập từ những người làm công ăn lương sang các nhân tố khác chắc là sẽ làm giảm khuynh
hướng tiêu dùng. Tác động của việc phân phối lại thu nhập từ các nhà doanh nghiệp sang lớp người thực lợi thì
phải bàn cãi nhiều hơn. Nhưng nếu những người thực lợi nói chung là tần lớp giàu có hơn của cộng đồng và là
những người có mức sống ít biến động nhất, thì tác động của việc phân phối lại cũng sẽ bất lợi. Kết quả cuối
cùng sau khi cân nhắc mọi vấn đề, sẽ như thế nào. - chúng ta chỉ có thể dự đoán mà thôi. Chắc có nhiều khả
năng là kết quả đó sẽ bất lợi, chứ không thuận lợi.
(2) Nếu ta xét một nền kinh tế không mở, và việc giảm tiền lương danh nghĩa là một sự giảm sút so với tiền lương
danh nghĩa ở nước ngoài khi cả hai hệ tiền lương này được quy về một đơn vị đo lường chung, thì rõ ràng là
sự biến động này sẽ có lợi cho đầu tư vì nó có xu hướng cải thiện cán cân thương mại. Tất nhiên, điều này giả
định rằng cái lợi đó sẽ không đối trọng bởi biến động về thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu v.v.. Ở nước Anh,
theo truyền thông người ta tin vào hiệu quả của việc giảm tiền lương danh nghĩa như một phương tiền làm tăng
số người có việc làm, nhiều hơn so với nước Mỹ. Đó chắc là vì nước Mỹ là một hệ thống đóng so với nước
Anh.
(3) Trong trường hợp một hệ thống không mở, việc giảm tiền lương danh nghĩa, mặc dầu có cải thiện cán cân
thương mại, nhưng có thể làm cho tỷ lệ xuất nhập xấu đi. Như vậy, sẽ có một sự giảm sút về tiền lương thực tế,
không kể trường hợp những người mới có việc làm mà thường có thể làm tăng khuynh hướng tiêu dùng.
(4) Nếu việc giảm tiền lương danh nghĩa được dự kiến là một sự giảm sút so với tiền lương danh nghĩa trong
tương lai, thì biến động này sẽ có lợi cho đầu tư vì, như ta đã thấy ở trên, biến động này sẽ làm tăng hiệu quả
biên của vốn, mặc dù cũng vì lý do đó biến động này có thể có lợi cho tiêu dùng. Mặt khác, nếu việc giảm này
dẫn đến dự kiến hoặc thậm chí dẫn đến khả năng thực sự là tiền lương tiếp tục giảm trong tương lai, thì biến
động này sẽ có tác động hoàn toàn ngược lại. Vì biến động này sẽ làm giảm hiệu quả biên của bốn và làm cho
cả đầu tư lẫn tiêu dùng bị trì hoãn.
(5) Việc giảm quỹ lương kèm theo một mức giảm nào đó về giá cả và thu nhập bằng tiền nói chung, sẽ làm giảm
nhu cầu về tiền chi trả thu nhập và kinh doanh. Do đó, trong chừng mực nào đó, việc này sẽ hạ thấp đồ thị ưu
tiên chuyển hoán của cộng đồng nói chung. Với các điều kiện khác như nhau, việc làm này sẽ làm giảm lãi
suất và như vậy hoá ra sẽ có lợi cho đầu tư. Song, trong trường hợp này tác dụng dự kiến về tương lai sẽ ngược