LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 251

tức là chừng nào mà hiệu quả biên của vốn còn được quan tâm đến. Những kết luận này có bị bác bỏ không, khi
chúng ta chuyển sang lãi suất?

Vì thế, những ai tin vào tính chất tự điều chỉnh của hệ thống kinh tế thì họ phải lấy tác động của việc giảm

mức lương và mức giá đối với lượng cầu về tiền làm cơ sở cho lập luận của họ, mặc dầu tôi không chắc là họ đã
làm như vậy. Nếu bản thân khối lượng tiền tệ phụ thuộc vào mức lương và mức giá thì quả thực chẳng có gì để hy
vọng theo hướng này. Nhưng nếu khối lượng tiền tệ hầu như là cố định, thì rõ ràng là khối lượng tiền tệ tính bằng
đơn vị tiền lương có thể tăng vô hạn định bằng cách giảm đáng kể tiền lương danh nghĩa; và khối lượng tiền tệ tỷ
lệ với thu nhập nói chung cũng có thể tăng nhiều, mà giới hạn đối với việc tăng đó phụ thuộc vào tỷ lệ giữa chi phí
tiền lương với giá thành biên và vào sự phản ứng của các yếu tố khác trong giá thành biên đối với đơn vị tiền
lương giảm sút.

Do vậy, ít nhất là về mặt lý thuyết, chúng ta có thể tạo ra những tác động hoàn toàn giống nhau đối với lãi

suất hoặc bằng cách giảm tiền lương mà vẫn giữ khối lượng tiền tệ không đổi, hoặc bằng cách tăng khối lượng tiền
tệ mà vẫn giữ mức lương không đổi. Nghĩa là việc giảm tiền lương như một biện pháp đảm bảo mọi người có việc
làm cũng vấp phải những hạn chế như biện pháp tăng khối lượng tiền tệ. Những lý do trình bày ở trên hạn chế
hiệu quả của việc tăng khối lượng tiền tệ như một biện pháp tăng lượng đầu tư đến mức tối ưu. Với những sửa đổi
cần thiết, những lý do này cũng áp dụng cho trường hợp giảm tiền lương. Giống như một lượng tăng vừa phải về
khối lượng tiền tệ có thể chưa đủ để ảnh hưởng đến lãi suất dài hạn, một lượng tăng quá độ có thể làm mất đi
những ưu việt khác của việc gia tăng ấy và ảnh hưởng tai hại đến lòng tin, cho nên một lượng giảm vừa phải về
tiền lương danh nghĩa có thể là chưa đáp ứng yêu cầu, còn một lượng giảm quá độ có thể làm xói mòn niềm tin, dù
cho việc giảm này là hợp lý.

Do đó, không có cơ sở để tin rằng một chính sách tiền lương mềm dẻo có khả năng duy trì tình trạng có việc

làm đầy đủ liên tục. Càng không thể tin rằng một chính sách tiền tệ trên thị trường tự do có khả năng, không cần
tác động từ bên ngoài mà vẫn đạt được kết quả đó. Hệ thống kinh tế không thể trở thành tự điều chỉnh theo kiểu
cách đó.

Thật vậy, nếu mỗi khi không có đủ việc làm cho mọi người, giới lao động bao giờ cũng có thể (và muốn)

hành động phối hợp để giảm nhu cầu của họ về tiền xuống tới mức cần thiết làm cho lượng tiền trở nên dồi dào so
với đơn vị tiền lương nên lãi suất giảm xuống tới mức tương ứng với tình trạng tương ứng với toàn dụng nhân
công, nếu vậy thì trên thực tế không phải hệ thống ngân hàng, mà là công đoàn nắm việc quản lý tiền tệ nhằm đạt
được mức toàn dụng nhân công.

Tuy nhiên, trong khi chính sách tiền lương mềm dẻo và chính sách tiền tệ mềm dẻo, theo sự phân tích, đều

đem lại kết quả như nhau, vì hai chính sách này đều là phương tiện làm thay đổi khối lượng tiền tệ tính bằng đơn
vị tiền lương, thì về các mặt khác, tất nhiên, giữa hai chính sách này có sự khác biệt vô cùng lớn. Tôi xin nhắc lại
ngắn gọn cùng bạn đọc bốn điểm còn lại đáng lưu ý.

(i) Trừ trường hợp cộng đồng xã hội hoá, trong đó chính sách tiền lương được giải quyết bằng sắc lệnh, thì không

có cách nào để đảm bảo việc giảm lương đồng đều cho mọi tầng lớp lao động. Kết quả đó chỉ có thể đạt được
bằng một loạt những biến đổi dần dần, bất thường không thể biện minh được theo tiêu chuẩn công bằng xã hội
hoặc lợi ích kinh tế. Và những biến đổi này chắc là chỉ diễn ra sau những cuộc đối tranh vô hiệu quả và đầy tai
hại, trong đó những người ở thế thương thuyết yếu nhất sẽ thiệt thòi so với những người khác. Mặt khác, việc
thay đổi khối lượng tiền tệ là đã nằm trong tầm tay của hầu hết các chính phủ sử dụng chính sách thị trường tự
do hoặc các biện pháp tương tự. Xét về bản chất con người và những thể chế của chúng ta, thì người thích
chính sách tiền lương mềm dẻo hơn chính sách tiền tệ mềm dẻo chỉ là người rồ dại, nếu người ấy không chỉ ra
được những ưu điểm của chính sách tiền lương mà không có trong chính sách tiền tệ. Hơn nữa, với những
điều kiện khác như nhau, một phương pháp tương đối dễ áp dụng thường được mọi người thích hơn phương
pháp mà chắc là khó có thể thực hiện được.

(ii) Nếu tiền lương danh nghĩa là không mềm dẻo, thì những biến động như vậy về giá cả (trừ giá “chỉ đạo” và giá

độc quyền được quy định bởi các yếu tố khác ngoài chi phí biên) chủ yếu sẽ tương ứng với năng suất biên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.