LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 250

chiều với những tác dụng vừa được xét đến ở điểm (4). Vì, nếu tiền lương và giá cả được dự kiến sau này lại sẽ
tăng, thì trong trường hợp vay dài hạn tác động phản hồi có lợi sẽ thể hiện kém rõ nét hơn nhiều so với trường
hợp vay ngắn hạn. Hơn nữa, nếu việc giảm tiền lương gây ra sự bất bình trong dân chúng làm mất niềm tin về
chính trị, thì việc tăng ưu tiên chuyển hoán vì nguyên nhân này có thể thừa sức cân đối lại việc rút tiền mặt ra
khỏi vòng lưu thông hiện hành.

(6) Vì việc giảm cá biệt về tiền lương danh nghĩa bao giờ cũng có lợi cho một nghiệp chủ riêng biệt hoặc một

ngành công nghiệp, nên việc giảm phổ biến (mặc dầu tác dụng thực tế của nó khác hẳn) cũng có thể tạo ra một
tâm trạng lạc quan trong đầu của các nghiệp chủ, và sự lạc quan này có thể phá cái vòng luẩn quẩn của những
ước tính bi quan không nên có về hiệu quả biên của vốn và làm cho công việc tiến hành bình thường hơn trên
cơ sở dự kiến. Mặt khác, nếu công nhân, cũng như giới chủ, đều hiểu sai về tác dụng của việc giảm tiền lương
phổ biến, thì những bất bình của giới lao động có thể loại trừ nhân tố thuận lợi này. Ngoài ra, vì thường là
không có cách nào để bảo đảm việc giảm tiền lương danh nghĩa diễn ra đồng thời và đồng đều trong tất cả các
ngành, nên vì lợi ích của mình mà tất cả công nhân phải chống lại việc giảm tiền lương trong từng trường hợp
riêng của mình. Trên thực tế, một cuộc vận động của giới chủ nhằm xét lại các thoả thuận về tiền lương danh
nghĩa theo hướng giảm xuống sẽ bị chống lại quyết liệt hơn nhiều so với việc tiền lương thực tế hạ thấp một
cách nghiễm nhiên và dần dần do giá cả tăng lên.

(7) Mặt khác, ảnh hưởng tiêu cực của gánh nặng nợ nần lớn hơn đối với các nghiệp chủ có thể phần nào khử trừ

tác dụng tốt của việc giảm tiền lương. Thật vật, nếu việc giảm tiền lương và giá cả đi quá xa, thì sự túng quẩn
của các nghiệp chủ bị mắc nợ nhiều có thể chẳng mấy chốc đạt tới mức mất khả năng chi trả, với những hậu
quả cực kỳ tai hại cho việc đầu tư. Hơn nữa, ảnh hưởng của việc mức giá giảm đối với gánh nặng thực tế của
khoản nợ quốc gia và do đó đối với việc đánh thuế có thể làm phương hại rất nhiều đến lòng tin của giới kinh
doanh.

Đây chưa phải là bản kê đầy đủ tất cả những tác động phản hồi có thể có do việc giảm tiền lương trong thế

giới hiện thực vô cùng phức tạp. Nhưng, theo tôi nghĩ, phần trình bày trên bao quát những tác động phản hồi
thường là quan trọng nhất.

Vì thế, nếu chúng ta giới hạn lập luận của chúng ta ở trường hợp một hệ thống đóng và giả định rằng không

có gì để hy vọng vào những tác động phản hồi của cách phân phối mới về thu nhập thực tế đối với khuynh hướng
tiêu dùng của cộng đồng, thì suy ra rằng khi xét những hậu quả thuận lợi của việc giảm tiền lương danh nghĩa đối
với thiên hướng tiêu dùng của cộng đồng, chúng ta phải đặt hy vọng chủ yếu vào việc cải thiện đầu tư hoặc nhờ
tăng thêm hiệu quả biên của vốn như ở điểm 4) hoặc giảm bớt lãi suất như ở điểm 5). Chúng ta hãy xét hai khả
năng này một cách chi tiết hơn.

Tình huống ngẫu nhiên có lợi cho việc tăng hiệu quả biên của bốn là tình huống khi tiền lương danh nghĩa

được coi là hạ thấp đến tận đáy, cho nên hy vọng rằng những biến động tiếp theo sẽ diễn ra theo hướng đi lên.
Tình huống bất lợi nhất là khi tiền lương danh nghĩa giảm từ từ, và mỗi lần giảm tiền lương lại giảm niềm tin vào
triển vọng duy trì tiền lương. Khi chúng ta bước bào thời kỳ lượng cầu thực tế suy giảm, thì một lượng giảm lớn
và đột ngột về tiền lương danh nghĩa (giảm thấp đến mức không một ai tin là có thể tiếp tục giảm được nữa) sẽ là
trường hợp thuận lợi nhất để nâng lượng cầu thực tế lên. Nhưng việc này chỉ có thể được thực hiện bằng sắc lệnh
hành chính, và đó chưa chắc là chính kiến thực tế dưới chế độ tự do thoả thuận về tiền lương. Mặt khác, nếu tiền
lương được cố định nghiêm ngặt và không có khả năng biến động lớn so với thời kỳ suy thoái khi tiền lương danh
nghĩa có xu hướng giảm dần, và mỗi lần tiền lương giảm tiếp một cách vừa phải thì đó là dấu hiệu báo trước một
mức tăng, chẳng hạn, một phần trăm số người thất nghiệp. Ví dụ, tác dụng của việc dự kiến rằng tiền lương trong
năm tới sẽ giảm 2%, sẽ gần như tương đương với tác dụng của việc tăng 2% số tiền lãi phải trả trong cùng thời kỳ.
Những nhận xét tương tự với những sửa đổi cần thiết cũng được áp dụng cho thời kỳ phồn thịnh.

Nghĩa là với những tập tục và định chế hiện có của thế giới đương đại nên theo đuổi một chính sách cứng rắn

về tiền lương danh nghĩa hơn là một chính sách mềm dẻo thích ứng với những biến động về số người thất nghiệp,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.