LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 281

Chương 22

NHỮNG GHI CHÚ VỀ CHU KỲ KINH TẾ

V

ì cho rằng những chương trước chúng ta đã chỉ ra những yếu tố quyết định khối lượng công ăn việc làm

trong bất kỳ thời điểm nào cho nên, nếu chúng ta đúng, thì lý thuyết của chúng ta phải giải thích được hiện tượng
chu kỳ kinh tế.

Nếu xem xét những chi tiết qua bất kỳ thời điểm cụ thể nào của chu kỳ kinh tế thì chúng ta sẽ thấy vấn đề rất

phức tạp, và muốn giải thích đầy đủ hiện tượng này thì cần phải đề cập đến mọi nhân tố trong sự phân tích của
chúng ta. Đặc biệt là chúng ta sẽ thấy rằng những biến động về khuynh hướng tiêu dùng, về tính ưa chuộng tiền
mặt và về hiệu quả biên của vốn đều đã góp phần tạo nên hiện tượng đó. Nhưng theo tôi thi đặc tính chủ yếu của
chu kỳ kinh tế và nhất là tính đều đặn của trình tự thời gian xảy ra và độ dài của thời gian khiến chúng ta có thể
gọi đó là một chu kỳ, là ở cách thức biến động của hiệu quả biên của vốn. Tôi nghĩ rằng cách tốt nhất nhìn nhận
chu kỳ kinh tế là coi nó như một hiện tượng sinh ra do một biến động có tính chu kỳ về hiệu quả biên của vốn,
mặc dù hiện tượng này thường trở nên phức tạp và trầm trọng do ảnh hưởng của những biến động liên quan của
những biến số ngắn hạn quan trọng khác trong hệ thống kinh tế. Để phát triển luận điểm này cần đến một cuốn
sách chứ không phải một chương sách, và phải xem xét kỹ lưỡng các sự kiện. Nhưng những ghi chú tóm tắt sau
đây cũng đủ để xác định đường hướng nghiên cứu mà lý thuyết được nêu lên trước đây đã gợi ra.

I

Nói về một sự chuyển động chu kỳ, chúng ta hiểu rằng khi hệ thống tiến triển, thí dụ theo hướng đi lên, thì

những lực đẩy hệ thống đi lên lúc đầu ngày càng mạnh thêm và có tác động luỹ tích thúc đẩy lẫn nhau, nhưng
những lực đó yếu dần đi cho đến một điểm nhất định thì chúng sẽ bị thay thế bởi những lực tác động theo hướng
ngược lại các lực này lại ngày càng mạnh lên trong một thời gian và thúc đẩy lẫn nhau cho đến khi chúng cũng lại
đạt tới điểm phát triển tối đa, yếu dần đi và

nhường chỗ cho các lực ngược chiều. Tuy nhiên, chúng tôi không muốn chỉ nói rằng một chuyển động chu kỳ

có nghĩa là những xu hướng lên xuống, một khi đã bắt đầu, không theo mãi một chiều, mà cuối cùng quay ngược
lại. Chúng tôi còn muốn nói rằng có một mức độ đều đặn, có thể nhận thấy được, trong trình tự và độ dài thời gian
xảy ra của các chuyển động lên xuống.

Tuy nhiên, để cho sự giải thích của chúng tôi được đầy đủ, chúng ta cần bàn đến một đặc điểm khác nữa của

cái gọi là chu kỳ kinh tế; đó là hiện tượng khủng hoảng, đó là tình trạng xu hướng đi xuống thay thế xu hướng đi
lên thường xảy ra đột nhiên và mạnh mẽ, trong khi, như thường lệ, không có bước ngoặt đột ngột khi xu hướng đi
lên thay thế xu hướng đi xuống.

Tất nhiên, bất kỳ một biến động nào về đầu tư mà không được đối trọng bởi một biến động tương ứng về

khuynh hướng tiêu dùng, đều dẫn đến một biến động về việc làm. Vì vậy do khối lượng đầu tư chịu nhiều ảnh
hưởng rất phức tạp, rất khó có khả năng là tất cả những biến động về bản thân đầu tư hoặc về hiệu quả biên của
vốn, đều mang tính chu kỳ. Một trường hợp đặc biệt, tức là trường hợp có liên quan tới những biến động trong
nông nghiệp, sẽ được xem xét riêng trong tiết sau của chương này. Tuy nhiên tôi cho rằng có một số nguyên nhân
rõ ràng giải thích tại sao những biến động hiệu quả biên của vốn

Lại có những đặc điểm mang tính chu kỳ, như trong trường hợp một chu kỳ kinh tế công nghiệp tiêu biểu

trong bối cảnh tình hình thế kỷ 19. Bản thân những nguyên nhân này không có gì lạ, và cũng không cần giải thích
về chu kỳ kinh tế. Mục đích duy nhất của tôi ở đây là nêu lên mối liên hệ giữa những nguyên nhân đó với lý thuyết
đã trình bày ở trên.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.