LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 282

II

Tôi nghĩ rằng cách tốt nhất để trình bày vấn đề là bắt đầu với những giai đoạn sau của thời kỳ thịnh vượng và

giai đoạn đầu của thời kỳ “khủng hoảng”.

Ở trên chúng ta đã thấy rằng hiệu quả biên của vốn

(1)

không chỉ tuỳ thuộc vào sự dồi dào hoặc khan hiếm

trước mắt về tư liệu sản xuất và chi phí trước mắt để sản xuất tư liệu sản xuất mà còn tuỳ thuộc vào những dự kiến
trước mắt về lợi tức tương lai của tư liệu sản xuất. Vì vậy trong trường hợp những tài sản lâu bền, điều tất nhiên và
hợp lý là những dự kiến về tương lai sẽ có vai trò chủ yếu trong việc quyết định quy mô đầu tư mới. Nhưng, như
chúng ta đã thấy, cơ sở của những dự kiến đó rất bấp bênh. Dựa vào những số liệu biến động và không xác thực,
những dự kiến đó hay biến đổi một cách đột ngột và mạnh mẽ.

Cho đến nay, khi giải thích hiện tượng khủng hoảng chúng ta thường nhấn mạnh đến xu hướng tăng lên của

lãi suất dưới ảnh hưởng của cầu về tiền tăng vì mục đích thương mại và đầu cơ tích trữ. Nhiều khi nhân tố này có
thể góp phần làm cho cuộc khủng hoảng thêm trầm trọng, và đôi khi

góp phần gây ra khủng hoảng. Nhưng theo tôi, một sự giải thích tiêu biểu hơn và thường là thịnh hành nhất là

khủng hoảng chủ yếu là không phải do lãi suất tăng, mà do một sự suy sụp đột ngột về hiệu quả biên của vốn.

Đặc trưng của những giai đoạn sau của thời kỳ thịnh vượng là những dự kiến lạc quan về lợi tức của tư liệu

sản xuất trong tương lai đủ lớn để bù đắp cho số lượng tư liệu sản xuất ngày càng dồi dào và chi phí sản xuất tư
liệu sản xuất tăng và có thể là lãi suất cũng tăng. Về chịu ảnh hưởng của những người mua phần lớn chẳng hiểu
biết gì về những thứ họ đang mua, và của những người đầu cơ tích trữ quan tâm đến việc dự báo sự thay đổi tâm
lý thị trường trong thời gian tới, chứ không phải là dự tính hợp lý lợi tức tương lai của tư liệu sản xuất. Cho nên,
bản chất của thị trường đầu tư có tổ chức là khi ảo tưởng về một thị trường được nhận định quá lạc quan và quá
cao bị sụp đổ thì nó sụp đổ một cách đột ngột, thậm chí tai hại nữa

(2)

. Hơn nữa, tâm lý chán nản và không chắc

chắn về tương lai đi theo cùng sự suy sụp về hiệu quả biên của tư bản tất nhiên sẽ thúc đẩy mạnh tình trạng ưa
chuộng tiền mặt - và do đó lãi suất tăng lên. Như vậy là sự suy sụp về hiệu quả biên của vốn làm tăng lãi suất và
có thể làm trầm trọng thêm sự sa sút về đầu tư. Tuy nhiên, thực chất của tình hình là sự suy sụp về hiệu quả biên
của vốn, đặc biệt là đối với những loại vốn đóng góp nhiều nhất vào giai đoạn phát triển đầu tư mới trước đó. Tình
trạng ưa chuộng tiền mặt chỉ phát triển sau khi hiệu quả biên của vốn suy sụp - loại trừ những biểu hiện của tình
trạng này có liên quan đến sự phát triển thương mại và tăng đầu cơ tích trữ.

Chính điều này đã làm cho người ta không thể kiểm soát được nạn suy thoái kinh tế. Trong giai đoạn sau,

việc giảm lãi suất sẽ giúp phục hồi kinh tế, và rất có thể đó là một điều kiện cần cho việc phục hồi kinh tế. Nhưng,
trong thời gian đầu sự suy sụp về hiệu quả biên của vốn có thế lớn đến mức không có mức giảm nào về lãi suất là
đủ để, khôi phục kinh tế. Nếu bản thân việc giảm lãi suất có thể tỏ ra là một phương thuốc hữu hiệu thì nền kinh tế
có thể được phục hồi trong thời gian ngắn và bằng những biện pháp ít nhiều chịu sự kiểm soát trực tiếp của giới
chức tiền tệ. Nhưng trong thực tế sự việc này thường không xảy ra, và không dễ gì có thể phục hồi được hiệu quả
biên của vốn bị chi phối bởi tâm lý của giới kinh doanh, một loại tâm lý không thể kiểm soát và điều khiển nổi.
Nói theo ngôn ngữ thông thường, đó là sự phục hồi lòng tin rất khó có được trong một nền kinh tế tư bản cá nhân
chủ nghĩa. Đây chính là khía cạnh suy thoái kinh tế mà các chủ ngân hàng và các nhà kinh doanh đã đúng khi
nhấn mạnh đến, và những nhà kinh tế mà tin vào một phương thuốc “thuần tuý tiền tệ” nên đã coi thường khía
cạnh này.

Điều này dẫn đến kết luận của tôi là muốn giải thích yếu tố thời gian trong một chu kỳ kinh tế, tức là giải

thích việc nền kinh tế thường phải qua một thời gian nào đó mới bắt đầu phục hồi, cần nghiên cứu những ảnh
hưởng chi phối việc phục hồi hiệu quả biên của vốn. Có những nguyên nhân giải thích tại sao thời gian chuyển
động đi xuống phải là một khoảng thời gian ngẫu nhiên, không dao động chẳng hạn giữa lần này là một năm, và
lần sau là mười năm mà lại xảy ra đều đặn giữa ba và năm năm. Thứ nhất, đó là do tuổi thọ của tài sản lâu bền so
với tốc độ tăng trưởng bình thường trong một thời kỳ nào đó, và thứ hai là chi phí bảo quản hàng hoá dư thừa tồn
kho.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.