LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 284

giảm khuynh hướng tiêu dùng ngay đúng lúc người ta cần khuynh hướng này nhất. Do đó, trong điều kiện “tự do
kinh doanh” không thể tránh những sự biến động lớn về việc làm nếu không có một sự biến đổi sâu sắc về tâm lý
của thị trường đầu tư, nhưng không có lý do gì để chờ đợi một sự biến đổi như vậy. Tôi đi đến kết luận rằng không
thể yên tâm giao nhiệm vụ điều tiết khối lượng đầu tư trước mắt vào tay tư nhân.

III

Sự phân tích trong phần trước có vẻ như phù hợp với quan điểm của những người cho rằng đầu tư thái quá là

đặc trưng của thời kỳ thịnh vượng, rằng tránh tình trạng đầu tư thái quá là phương thuốc duy nhất để tránh suy
thoái kinh tế tiếp theo thời thịnh vượng, và rằng trong khi vì những nguyên nhân được nêu ở trên không thể ngăn
ngừa sự suy thoái bằng cách hạ lãi suất, thì có thể tránh thời kỳ thịnh vượng bằng cách nâng cao lãi suất. Thực ra
người ta có lý khi biện luận rằng lãi suất cao thường có hiệu lực hơn nhiều trong việc ngăn chặn thời kỳ thịnh
vượng so với tác động của lãi suất thấp đối với thời kỳ suy thoái.

Tuy nhiên, việc rút ra những kết luận này từ sự trình bày ở trên là hiểu sai sự phân tích của tôi, và theo cách

suy nghĩ của tôi làm như vậy là phạm một sai lầm nghiêm trọng. Bởi vì thuật ngữ đầu tư thái quá có nghĩa không
rõ ràng. Thuật ngữ đó có thể chỉ những cuộc đầu tư chắc chắn sẽ không thoả mãn những dự kiến thúc đẩy những
đầu tư đó, hoặc những cuộc đầu tư vô ích trong điều kiện có thất nghiệp trầm trọng, hoặc thuật ngữ ngày cũng có
thể chỉ một tình hình trong đó mọi loại tư liệu sản xuất dồi dào đến mức không thể có cuộc đầu tư mới nào, ngay
cả trong điều kiện có đầy đủ việc làm có thể đem lại trong suốt tuổi thọ của nó số lợi tức nhiều hơn chi phí thay
thế các tư liệu sản xuất. Nói một cách chặt chẽ, chỉ có trường hợp sau mới là đầu tư thái quá với nghĩa là bất kỳ sự
đầu tư thêm nào cũng sẽ chỉ là sự lãng phí các nguồn lực

(4)

. Hơn nữa, ngay nếu như sự đầu tư thái quá theo nghĩa

này là một đặc điểm thông thường của thời kỳ thịnh vượng thì phương thuốc không phải là áp đặt một lãi suất cao
có thể ngăn cản một số đầu tư hữu ích và có thể làm giảm sút thêm khuynh hướng tiêu dùng, mà phải là thực hiện
những biện pháp kiên quyết bằng việc phân phối lại thu nhập hoặc bằng cách khác để kích thích khuynh hướng
tiêu dùng.

Tuy nhiên, theo sự phân tích của tôi thì chỉ theo nghĩa thứ nhất mới có thể nói rằng đầu tư thái quá là đặc

điểm của thời kỳ thịnh vượng. Trường hợp tôi nêu như điển hình không phải là trường hợp trong đó vốn dồi dào
đến mức cộng đồng nói chung không thể sử dụng một cách hợp lý thêm nữa, mà là trường hợp trong đó đầu tư
được thực hiện trong điều kiện không ổn định và không thể kéo dài bởi vì những cuộc đầu tư đó được thực hiện do
những dự kiến nhất thiết sẽ dẫn đến thất vọng.

Tất nhiên, đó có thể là trường hợp xảy ra, và chắc chắn điều đó có thể xảy ra, khi những ảo tưởng trong thời

kỳ thịnh vượng buộc người ta sản xuất quá nhiều một số loại tư liệu sản xuất, đến mức một phần sản lượng, xét
theo bất kỳ tiêu chuẩn nào, cũng là một sự lãng phí các nguồn lực, chúng ta có thể nói thêm rằng điều đó thỉnh
thoảng xảy ra dù không phải trong thời kỳ thịnh vượng. Nói cách khác, điều đó làm cho đầu tư đi theo hướng sai
lệch. Ngoài ra, một đặc điểm cơ bản của thời kỳ thịnh vượng là người ta thực hiện những cuộc đầu tư thực ra chỉ
mang lại lợi tức chẳng hạn 2%, trong điều kiện toàn dụng nhân công nhưng họ đã hy vọng thu được lợi tức 6%
chẳng hạn, và những lần đầu tư đó được đánh giá theo những dự kiến như vậy. Khi hết ảo tưởng, niềm hy vọng
này được thay thế bởi một tâm lý trái ngược lại, là “sự sai lầm của chủ nghĩa bi quan” với hậu quả là những cuộc
đầu tư trên thực tế mang lại lợi tức 2% trong điều kiện toàn dụng nhân công lại bị coi là thua lỗ, và lúc đó sự suy
giảm đầu tư mới dẫn đến tình trạng thất nghiệp trong đó những cuộc đầu tư đáng lẽ mang lại lợi tức 2% trong điều
kiện toàn dụng nhân công thì thực ra lại thua lỗ. Chúng ta đi đến một tình trạng thiếu thốn nhà cửa nhưng không ai
có điều kiện để sống trong những ngôi nhà hiện có.

Vì vậy phương thuốc đối với thời kỳ thịnh vượng không phải là nâng cao lãi suất mà là hạ thấp lãi suất

[

(5)

]

.

Vì như vậy có thể làm cho cái gọi là thời kỳ thịnh vượng kéo dài. Phương thuốc thích hợp đối với chu kỳ kinh tế
không phải là xoá bỏ thời kỳ thịnh vượng, và như vậy duy trì thường xuyên tình trạng bán suy thoái mà phải xoá
bỏ suy thoái và như vậy duy trì thường xuyên tình trạng cận thịnh vượng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.