thực tiễn thiếu những bằng chứng cụ thể. Có thể là luận điểm này đã bỏ qua những lợi ích xã hội phát sinh do tiêu
dùng tăng lên cùng với đầu tư theo hướng hoàn toàn sai lệch, vì vậy ngay cả đầu tư theo hướng sai lệch cũng còn
có lợi hơn so với không có chút đầu tư nào. Tuy nhiên kiểm soát biện pháp tiền tệ sáng suốt nhất có thể gặp khó
khăn khi phải đối phó với một thời kỳ thịnh vượng kiểu năm 1929 ở nước Mỹ và chỉ được trang bị bằng những
phương tiện mà Hệ thống Dự trữ Liên bang có lúc đó, và hệ thống này không có cách nào khác có thể làm cho kết
quả đó khác đi nhiều. Tuy nhiên, đối với tôi, một quan điểm như vậy xem như có vẻ nguy hiểm, và sẽ đưa lại thất
bại một cách không cần thiết. Quan điểm này khuyên chúng ta, hay ít nhất cũng là giả định, nên chấp nhận vĩnh
viễn quá nhiều điều khiếm khuyết trong hệ thông kinh tế hiện nay của chúng ta.
Tuy nhiên, quan điểm khắc khổ chủ trương sử dụng một lãi suất cao để chặn ngay tức khắc bất kỳ xu hướng
nào tăng mức sử dụng nhân công vượt quá nhiều mức trung bình, trong thập kỷ trước, quan điểm này thường được
biện minh bằng những lý lẽ không có chút cơ sở nào mà chỉ dựa trên cơ sở tin rằng đầu tư trong thời kỳ thịnh
vượng có xu hướng tăng nhanh hơn tiết kiệm, và lãi suất cao sẽ phục hồi thế cân bằng, bằng cách hạn chế, đầu tư
và mặt khác đẩy mạnh tiết kiệm. Điều này hàm ý rằng tiết kiệm và đầu tư có thể không ngang bằng nhau và vì vậy
chẳng có ý nghĩa gì trừ phi những thuật ngữ này được giải thích theo một nghĩa đặc biệt nào đó, hoặc đôi khi
người ta cho rằng tiết kiệm tăng kèm theo đầu tư tăng là điều không mong muốn và phi lý, vì, như thường lệ, nó
cũng kèm theo giá cả tăng. Nhưng nếu như vậy thì cũng phải chống lại bất kỳ sự tăng trưởng nào về sản lượng và
mức sử dụng nhân công. Bởi vì việc giá cả tăng chủ yếu không phải do tăng đầu tư, mà trong ngắn hạn giá cũng
thường tăng cùng với sản lượng tăng, hoặc vì thực tế hiển nhiên là lợi tức giảm dần, hoặc vì đơn vị chi phí tính
bằng tiền có xu hướng tăng lên, khi sản lượng tăng. Tất nhiên, khi giá cung không tăng thì giá cả cũng không tăng,
tuy vậy, tiết kiệm tăng kéo theo đầu tư tăng. Chính việc sản lượng tăng dẫn đến tiết kiệm tăng; và giá cả tăng là tác
động phụ của việc tăng sản lượng, điều mà sẽ nhất định xảy ra nếu tiết kiệm không tăng mà khuynh hướng tiêu
dùng tăng. Không ai hãnh diện là cơ chế mua hàng với giá rẻ chỉ vì sản lượng thấp.
Hoặc, người ta còn cho rằng tình hình sẽ trở nên tồi tệ nếu đầu tư tăng do lãi suất giảm vì khối lượng tiền tệ
tăng lên. Tuy nhiên, mức lãi suất trước kia không có gì đặc biệt cả và không ai buộc phải chấp nhận số tiền mới -
số tiền này được tạo ra để thoả mãn sự ưa chuộng tiền mặt tăng thêm do lãi suất hạ, hoặc do khối lượng giao dịch
tăng, và số tiền này được nắm giữ trong tay những cá nhân thích giữ tiền hơn là cho vay với lãi suất thấp hơn.
Hoặc người ta lại cho rằng đặc điểm của thời kỳ thịnh vượng là tiêu dùng vốn, có nghĩa là đầu tư ròng là âm, tức
là một khuynh hướng tiêu dùng thái quá. Trừ phi người ta lầm lẫn chu kỳ kinh tế với những hiện tượng bỏ tiền mà
chạy như đã xảy ra trong thời kỳ suy sụp tiền tệ châu Âu sau chiến tranh, thực tế hoàn toàn trái ngược lại. Hơn nữa
nếu đúng như vậy thì trong tình hình đầu tư sút kém, biện pháp giảm lãi suất là một phương thuốc có vẻ hợp lý
hơn là tăng lãi suất. Tôi hoàn toàn không hiểu nổi những trường phái tư duy này, có lẽ trừ phi giả định ngầm rằng
tổng sản lượng không thể thay đổi. Nhưng một lý thuyết giả định sản lượng là bất biến rõ ràng không giúp gì cho
việc giải thích chu kỳ kinh tế.
VII
Trong những công trình nghiên cứu trước đây về chu kỳ kinh tế, nhất là công trình của Jevons, người ta đã
giải thích nguyên nhân của hiện tượng này là những biến động trong nông nghiệp do thời vụ, chứ không phải
những hiện tượng trong công nghiệp - dưới ánh sáng của lý thuyết đã được trình bày ở trên, đây có vẻ như một
cách giải thích hợp lý nhất. Bởi vì thậm chí ngày nay biến động trong khối lượng tồn kho sản phẩm nông nghiệp
từ năm này sang năm khác vẫn là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên những biến động mức độ đầu tư
trước mắt còn trong thời gian Jevons viết sách và đặc biệt hơn là trong thời kỳ ứng dụng phần lớn những số liệu
thống kê của ông ta - yếu tố này đã hơn hẳn các yếu tố khác.
Lý thuyết của Jevons cho rằng nguyên nhân chủ yếu gây nên chu kỳ kinh tế là những biến động trong số thu
hoạch nông nghiệp, có thể được trình bày lại như sau: khi người ta thu hoạch được một vụ mùa đặc biệt lớn, khối
lượng tồn kho cho những năm sau thường tăng rất nhiều. Lợi tức của số tăng thêm này được cộng vào các loại thu
nhập hiện có của người nông dân và được họ coi như thu nhập của họ. Tuy nhiên, khối lượng tồn kho tăng thêm