LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 366

lực cá nhân và những hình thức khác nhằm tự tăng cường thế lực của mình. Một người chuyên chế đối với tài
khoản của họ ở ngân hàng thì tốt hơn là chuyên chế đối với đồng bào của mình và trong khi việc làm trước đôi khi
bị coi như chỉ là phương tiện để thực hiện việc sau, đôi khi việc làm trước ít ra cũng là một khả năng loại trừ việc
sau. Nhưng không nhất thiết phải chơi trò chơi này với giá cao như hiện nay chỉ vì mục đích thúc đẩy những hoạt
động này và thoả mãn những xu hướng này, chỉ cần những giá thấp hơn nhiều cũng có thể đạt được mục tiêu như
vậy một khi những người tham gia đã quen với những giá thấp đó. Không được lẫn lộn nhiệm vụ cải tạo bản chất
của con người với nhiệm vụ điều khiển bản chất đó. Mặc dù trong cộng đồng lý tưởng, con người có thể đã được
giáo dục, hoặc khuyến khích hoặc dạy dỗ để không quan tâm đến những số tiền đặt cược, có thể cách lãnh đạo
khôn ngoan và thận trọng là cứ để cho cuộc chơi diễn ra, theo những luật lệ và những hạn chế, chừng nào người
dân trung bình, hoặc thậm chí một bộ phận đáng kể của cộng đồng còn say sưa theo đuổi nỗi đam mê kiếm tiền.

II

Tuy nhiên, từ lập luận chúng tôi có thể rút ra một kết luận thứ hai, cơ bản hơn nhiều, liên quan đến tương lai

của những sự chênh lệch về của cải, đó là thuyết lãi suất của chúng tôi. Cho đến nay lý do biện hộ cho một lãi suất
cao vừa phải là sự cần thiết phải tạo ra sự kích thích thoả đáng đối với tiết kiệm. Nhưng chúng tôi đã chứng minh
rằng mức tiết kiệm hữu hiệu nhất thiết phải do quy mô đầu tư quyết định, và lãi suất thấp quyết định quy mô đầu
tư với điều kiện rằng quy mô đầu tư không vượt mức tương ứng với tình trạng toàn dụng nhân công. Do vậy giảm
lãi suất (với đồ thị biên của vốn) tới điểm ứng với tình trạng toàn dụng nhân công là chính sách có lợi nhất.

Không có gì nghi ngờ rằng tiêu chuẩn này sẽ dẫn đến chỗ hạ lãi suất xuống mức thấp hơn nhiều so với mức

lãi suất có từ trước đến nay. Và, chừng nào người ta còn có thể dự tính được những đồ thị hiệu quả biên của vốn
tương ứng với những khối lượng vốn tăng lên, thì lãi suất có khả năng giảm xuống một cách đều đặn, nếu có thể
duy trì điều kiện toàn dụng nhân công ít nhiều liên tục, trừ phi có sự biến đổi thái quá trong khuynh hướng tiêu
dùng chung (kể cả Nhà Nước).

Tôi cảm thấy chắc chắn là nhu cầu về vốn bị hạn chế một cách nghiêm ngặt theo nghĩa là không có khó khăn

trong việc tăng khối lượng lên tới điểm mà tại đó hiệu quả biên của vốn giảm xuống mức rất thấp. Điều này không
có nghĩa là việc sử dụng những công cụ vốn (phương tiện sản xuất) hầu như chẳng tốn kém gì, mà chỉ có nghĩa là
lợi tức do công cụ vốn đem lại phải có chút nhiều hơn là đủ để trang trải sự giảm giá của thiết bị do sự hao mòn và
lỗi thời gây nên, và để cho cho sự rủi ro và việc thực hiện kỹ năng và phán đoán. Nói tóm lại, tổng số lợi nhuận do
hàng hoá lâu bền, cũng như hàng hoá không lâu bền, đem lại trong suốt tuổi thọ của chúng, chỉ đủ để trang trải chi
phí lao động cho sản xuất cộng với một khoản chi cho sự rủi ro và chi phí cho kỹ năng và sự giám sát.

Mặc dù tình trạng này ở mức độ nào đó hoàn toàn phù hợp với chủ nghĩa cá nhân, nhưng nó có nghĩa là tầng

lớp thực lợi biến mất dần, và do đó, quyền lực áp bức ngày càng nặng nề của nhà tư bản bóc lột giá trị do khan
hiếm của vốn, cũng dần dần mất đi. Tiền lãi ngày nay chẳng hơn gì địa tô, không bù đắp được sự hy sinh thật sự
nào. Người sở hữu vốn có thể thu được tiền lãi vì vốn khan hiếm, giống y như địa chủ thu được địa tô vì đất đai
khan hiếm. Nhưng trong khi có những lý do nội tại giải thích sự khan hiếm đất đai thì không có lý do nội tại giải
thích sự khan hiếm của vốn. Một lý do nội tại giải thích sự khan hiếm như vậy theo nghĩa là một sự hy sinh thật sự
nếu có sự bù đắp dưới hình thức tiền lãi, lý do đó về lâu dài sẽ không tồn tại được, trừ trường hợp khuynh hướng
tiêu dùng của cá nhân mạnh tới mức số tiền tiết kiệm ròng trong điều kiện toàn dụng nhân công sẽ tiêu hết trước
khi vốn trở nên khá dồi dào. Nhưng ngay cả trong trường hợp như vậy, cơ quan Nhà nước vẫn có thể duy trì sự tiết
kiệm công cộng ở mức cho phép vốn tăng trưởng cho đến khi vốn không còn khan hiếm nữa.

Vì vậy, tôi coi chủ nghĩa tư bản thực lợi như là một giai đoạn quá độ, mà sẽ chấm dứt sau khi đã hoàn thành

nhiệm vụ của nó. Và cùng với sự biến mất của tầng lớp sống nhờ lợi tức, còn có nhiều thay đổi lớn trong chế độ
đó. Hơn nữa, một lợi thế lớn của chuỗi sự kiện mà tôi chủ trương là sự biến mất của tầng lớp sống nhờ lợi tức. Tức
là việc biến mất của những nhà đầu tư không làm ảnh hưởng, sẽ không xảy ra đột ngột mà chỉ là sự tiếp diễn dần
dần và kéo dài của tình hình chúng ta đã thấy gần đây ở nước Anh, và sẽ không cần đến một cách mạng nào cả.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.