LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 367

Như vậy, trong thực tế (không có gì không thể đạt được) chúng ta có thể tìm cách tăng khối lượng vốn cho

đến khi vốn không còn khan hiếm nữa, do đó nhà đầu tư không làm ảnh hưởng không còn nhận được lợi tức theo
cổ phần: và đề ra chính sách thuế trực thu khiến cho những nhà tài chính, các nghiệp chủ sử dụng đầu óc thông
minh, tính quyết đoán, và tài quản lý phục vụ cộng đồng với điều kiện thù lao hợp lý (chắc chắn là những nhà tài
chính, nghiệp chủ sẽ rất yêu nghề đến mức họ có thể làm việc với giá rẻ hơn nhiều so với hiện nay).

Đồng thời chúng ta phải công nhận rằng chỉ có qua kinh nghiệm mới có thể thấy được rằng có thể tập trung ý

chí của mọi người (được thể hiện trong chính sách của nhà nước) đến mức nào để tăng cường việc kích thích đầu
tư; và có thể thúc đẩy khuynh hướng tiêu dùng trung bình đến mức nào, mà không phải từ bỏ mục tiêu của chúng
ta là xoá bỏ giá trị do khan hiếm của vốn trong vòng một hoặc hai thế hệ. Có thể dễ dàng tăng cường khuynh
hướng tiêu dùng bằng cách giảm lãi suất, và có thể đạt tới tình trạng toàn dụng nhân công với một mức tích luỹ
lớn hơn hiện nay một chút. Trong trường hợp này, một chính sách tăng thuế đối với số thu nhập và di sản lớn có
thể sẽ bị phản đối vì chính sách đó có thể dẫn đến tình trạng toàn dụng nhân công với tích luỹ giảm sút xuống thấp
hơn mức hiện nay nhiều. Đừng nghĩ rằng tôi phủ nhận khả năng, hoặc thậm chí khả năng chắc chắn, có thể dẫn
đến kết cục này. Bởi vì trong những vấn đề như vậy, dự đoán phản ứng của người dân trung lưu đối với một bối
cảnh thay đổi là vội vàng. Tuy nhiên, nếu có thể dễ dàng đảm bảo một tình trạng gần như toàn dụng nhân công với
mức tích luỹ không lớn hơn nhiều so với hiện tại, thì ít ra sẽ giải quyết được một vấn đề quan trọng. Và việc còn
lại là đưa ra một quyết định riêng rẽ về quy mô và những biện pháp đúng và hợp lý để động viên thế hệ ngày nay
hạn chế tiêu dùng nhằm tạo ra một tình trạng đầu tư đầy đủ cho những người kế tục họ.

III

Trên một số phương diện khác thì lý thuyết được trình bày ở trên có ý nghĩa hơi bảo thủ. Bởi vì trong khi lý

thuyết này chỉ rõ tầm quan trọng sống còn của việc thiết lập sự kiểm soát của trung ương đối với một số vấn đề
hiện nay chủ yếu đang phó mặc cho sáng kiến cá nhân, thì có những phạm vi hoạt động rộng lớn không chịu sự
chi phối nào cả. Nhà nước sẽ phải có tác động chỉ đạo đối với khuynh hướng tiêu dùng, một phần thông qua chính
sách thuế, một phần do việc quy định lãi suất, và một phần có thể là bằng những cách khác. Thêm nữa, dường như
bản thân ảnh hưởng của chính sách ngân hàng đối với lãi suất không có khả năng quyết định một mức đầu tư tối
ưu. Vì vậy, tôi cho rằng xã hội hoá đầu tư một cách tương đối toàn diện sẽ là biện pháp duy nhất để đảm bảo mức
gần toàn dụng nhân công, mặc dù việc này không cần phải loại bỏ tất cả những loại thoả hiệp và phương sách mà
qua đó Nhà nước phối hợp với sáng kiến của tư nhân. Nhưng ngoài việc này ra thì rõ ràng là không thể biện minh
cho một chế độ Xã hội chủ nghĩa Nhà nước nắm hầu hết đời sống kinh tế của cộng đồng. Điều quan trọng không
phải là Nhà nước phải nắm quyền sở hữu công cụ sản xuất. Nếu Nhà nước có thể xác định tổng khối lượng nguồn
lực được sử dụng để tăng số công cụ sản xuất, và xác định mức thù lao cơ bản cho người sở hữu những công cụ
đó, thì tức là Nhà nước sẽ hoàn thành được tất cả những gì cần thiết. Hơn nữa những biện pháp cần thiết để xã hội
hoá có thể được áp dụng dần dần mà không làm tổn hại những truyền thống chung của xã hội.

Sự chỉ trích của chúng tôi đối với lý thuyết kinh tế học cổ điển đã được chấp nhận, chủ yếu không phải nhằm

tìm ra những sai lầm logic trong cách phân tích của lý thuyết này, mà nhằm chỉ ra rằng những giả định tiềm ẩn của
lý thuyết này là điều ít khi hoặc không bao giờ xảy ra, với kết quả là lý thuyết này không thể giải quyết được
những vấn đề kinh tế của thế giới thực tại. Nhưng nếu các khía cạnh quản lý của trung ương thành công trong việc
xác lập tổng khối lượng sản phẩm tương ứng với tình trạng toàn dụng nhân công càng gần càng tốt, thì từ lúc này
trở đi lý thuyết cổ điển sẽ gắng trở lại vị trí của nó. Nếu chúng ta giả định khối lượng sản lượng là đã xác định,
nghĩa là được xác định bởi những tác nhân bên ngoài thuyết cổ điển thì lúc đó sẽ không có ai chống lại sự phân
tích cổ điển về cách thức theo đó lợi ích cá nhân của tư nhân sẽ quyết định cụ thể sản phẩm gì được sản xuất, các
yếu tố sản xuất sẽ được kết hợp với tỷ lệ như thế nào để sản xuất ra sản phẩm đó, và giá trị của sản phẩm cuối
cùng sẽ được phân phối như thế nào giữa các yếu tố sản xuất. Nếu chúng ta xem xét vấn đề tiết kiệm theo một
cách khác, thì sẽ không có ai chống lại lý thuyết tân cổ điển về mức độ hoà hợp giữa lợi ích tư nhân và lợi ích Nhà
nước, trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh không hoàn hảo. Do đó, ngoài sự cần thiết phải có những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.