LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 369

IV

Tôi đã nói rằng so với hệ thống cũ thì hệ thống mới có thể có lợi hơn cho hoà bình. Cũng cần phải nhắc lại và

nhấn mạnh thêm điểm này.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chiến tranh. Đối với những nhà độc tài và những người khác thuộc loại như

vậy, chiến tranh mang lại cho họ chí ít là triển vọng về niềm hưng phấn thú vị, họ có thể dễ dàng kích động tính
hiếu chiến tự nhiên của nhân dân họ. Nhưng ngoài cái đó ra những nguyên nhân kinh tế gây ra chiến tranh, tức là
áp lực về dân số và cuộc đấu tranh giành giật thị trường, đã tạo điều kiện dễ dàng cho họ thổi bùng ngọn lửa hiếu
chiến của nhân dân. Do là nhân tố thứ hai mà có thể đã đóng một vai trò quan trọng trong thế kỷ, và cũng có thể,
nhân tố này liên quan đến vấn đề chúng ta đang bàn đến.

Trong chương trước tôi đã chỉ ra rằng dưới chế độ tự do kinh doanh trong nước và chế độ kim bản vị quốc tế

như chế độ chính thống trong nửa sau thế kỷ 19, cách duy nhất một chính phủ có thể thực hiện để giảm bớt khó
khăn kinh tế trong nước là tiến hành cuộc đấu tranh giành giật thị trường. Bởi vì tất cả những biện pháp hữu hiệu
để giải quyết tình trạng thường xuyên hoặc trong từng thời kỳ không sử dụng hết nhân công, đã bị loại trừ, những
biện pháp nhằm cải thiện cán cân thương mại về thu nhập.

Vì vậy trong khi những nhà kinh tế học thường khen ngợi hệ thống quốc tế hiện tại vì hệ thống này đưa lại

những thành quả của sự phân công lao động quốc tế và đồng thời điều hoà những quyền lợi của các quốc gia khác
nhau, họ không nhận thấy một tác nhân kém thuận lợi hơn, và những chính khách đó đã hành động theo lẽ phải
thông thường và sự am hiểu đúng về quá trình diễn biến thực sự của các sự việc, khi họ cho rằng nếu một quốc gia
cũ giàu có không chú ý đến cuộc đấu tranh giành thị trường thì sự phồn vinh của quốc gia đó sẽ suy sụp và mất
hết. Nhưng nếu các quốc gia biết thực hiện chính sách đối nội để tạo tình trạng toàn dụng nhân công và chúng tôi
phải nói thêm rằng nếu họ có thể tạo được thế cân bằng trong xu hướng phát triển dân số thì không cần phải có
những tác nhân kinh tế quan trọng dùng để làm cho lợi ích của một nước chống lại lợi ích của các nước láng
giềng. Vẫn còn chỗ cho sự phân công lao động quốc tế và tín dụng quốc tế trong những điều kiện thích đáng.
Nhưng sẽ không còn động cơ cấp bách thúc đẩy một nước buộc một nước khác mua hàng của mình hoặc từ chối
mua hàng của nước láng giềng, không phải vì đó là điều cần thiết giúp nước đó có thể thanh toán những gì họ
muốn mua của nước ngoài, mà vì mục đích đặc biệt làm đảo ngược thế cân bằng trong thanh toán để phát triển
một cán cân thương mại có lợi cho họ. Mậu dịch quốc tế sẽ không còn là một chính sách tuyệt vọng để duy trì việc
làm trong nước bằng cách bán ép hàng trên thị trường nước ngoài và hạn chế mua hàng từ nước ngoài. Phương
sách này, nếu thành công, sẽ chỉ đẩy vấn đề thất nghiệp sang nước láng giềng lép vế nhất trong cuộc đấu tranh,
nhưng trong điều kiện hai bên cùng có lợi thì sẽ có sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ một cách tự nguyện và không
bị hạn chế.

V

Liệu việc thực hiện những ý đồ trên có phải là một hy vọng hão huyền không? Phải chăng những ý đồ đó

chưa tạo ra được những động lực chi phối tiến trình phát triển xã hội chính trị? Phải chăng những lợi ích mà những
ý đồ trên định làm tổn hại lại mạnh hơn và rõ ràng hơn những lợi ích chúng định phục vụ?

Tôi không có ý định đưa ra lời giải đáp ở đây. Cần phải có một quyển sách mang tính chất khác với quyển

này để nêu ra, dù chỉ là nét đại cương, những biện pháp thực tiễn để thực hiện dần dần những ý đồ trên. Nhưng
nếu những ý đồ này là đúng - một giả thuyết mà tác giả nhất thiết phải lấy làm cơ sở cho những điều anh ta viết -
thì tôi dự đoán rằng sẽ là sai lầm nếu tranh luận về hiệu lực của chúng trong một thời gian. Vào lúc này người ta
đang háo hức mong đợi một sự chẩn đoán có tính chất cơ bản hơn; người ta đặc biệt sẵn sàng đón nhận nó, hăm hở
thử nghiệm nó dù thậm chí nó chỉ có vẻ là hợp lý. Nhưng ngoài thái độ đương thời này, những tư tưởng của các
nhà kinh tế học và các triết gia chính trị học có thế lực mạnh hơn là người ta tưởng kể cả khi tư tưởng đó đúng hay
sai. Thực vậy, thế giới ít bị những tư tưởng khác chi phối. Những người có đầu óc thực tiễn, cho rằng họ hoàn toàn
không bị chi phối bởi bất kỳ ảnh hưởng của học thuyết nào, lại thường là nô lệ của một nhà kinh tế học nào đó đã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.