LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 371

PHỤ LỤC 2

Trích từ Tạp chí kinh tế

(The Economic Journal) - 9 - 1936

NHỮNG THĂNG TRẦM TRONG ĐẦU TƯ RÒNG Ở HOA KỲ (1936)

Trong cuốn Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ, chương 8, tôi đã cố gắng minh hoạ những

thăng trầm trong đầu tư ròng, dựa trên cơ sở một số tính toán của ông Colin Clark đối với nước Anh, và của ông
Kuznets đối với Hoa Kỳ

(1)

.

Về những số liệu của ông Kuznets tôi nêu rõ trong tiết IV của chương 8 rằng những khoản khấu trừ hao mòn

của ông v.v., không bao gồm “khoản khấu trừ nào đối với nhà cửa và những hàng hoá lâu bền khác nằm trong tay
cá nhân”. Nhưng bảng biểu tiếp ngay sau đó không làm cho độc giả thấy rõ rằng dòng đầu tiên liên quan tới tổng
số tư bản, bao gồm nhiều loại tư liệu sản xuất hơn so với dòng thứ hai chỉ khoản khấu hao của nghiệp chủ và bản
thân tôi cũng bị lầm khi xem đến trang tiếp theo, ở đó tôi thấy nghi ngờ về tính đầy đủ của hạng mục thứ hai liên
quan đến hạng mục thứ nhất (quên rằng hạng mục sau chỉ liên quan đến một bộ phận của hạng mục thứ nhất). Kết
quả là bảng này đã đánh giá thấp tác động của hiện tượng mà tôi muốn mô tả, bởi vì một sự tính toán đầy đủ về
khoản khấu hao v.v. đối với tất cả những hạng mục trong dòng đầu vào bảng, sẽ dẫn đến những số liệu lớn hơn
nhiều so với những số liệu ở dòng thứ hai. Qua thư từ trao đổi với ông Kuznets bây giờ tôi có thể giải thích được
những số liệu quan trọng này một cách đầy đủ và rõ ràng hơn, và theo những thông tin mới hơn.

Ông Kuznets đã chia toàn bộ cấu tạo tổng số tư bản (như ông ta gọi như vậy) của Hoa Kỳ thành một số loại

như sau:

1. Hàng hoá lâu bền của người tiêu dùng

Loại này bao gồm xe ô tô, đồ đạc và trang thiết bị nội thất, và những đồ dùng ít nhiều lâu bền, ngoài nhà cửa

do những người sử dụng mua và sở hữu. Những hạng mục này được hay không được gộp vào khâu đầu tư là tuỳ
thuộc (theo sự định nghĩa) ở chỗ khoản chi tiêu cho chúng lúc khởi đầu sản xuất được tính gộp vào khoản tiết
kiệm đương thời hay vào khoản chi tiêu đương thời; và tuỳ thuộc (theo sự áp dụng thực tiến) ở chỗ trong những
năm tiếp theo những người chủ sở hữu có cảm thấy hay không cảm thấy cần phải có khoản dự phòng để khấu hao
lấy từ số thu nhập của họ, ngay cả khi họ không thay thế hoặc đổi mới những hạng mục đó. Dĩ nhiên là không thể
vạch ra một ranh giới cứng nhắc và không thay đổi. Nhưng có thể là một vài cá nhân cảm thấy cần thiết phải có
khoản cung cấp tài chính để khấu hao, ngoài những khoản sửa chữa và đổi mới. Tôi nghĩ rằng điều này, cùng với
khó khăn trong việc có được những số thống kê đúng, và trong việc vạch ra được một ranh giới rõ ràng, khiến
người ta thấy tốt hơn hết là loại trừ những trang thiết bị như vậy ra khỏi khâu đầu tư, và gộp nó vào chi tiêu cho
tiêu dùng tron năm gánh chịu khoản đó. Điều này phù hợp với định nghĩa về tiêu dùng trong cuốn Lý thuyết tổng
quát của tôi

(2)

, (tiết I, chương 6).

Vì vậy tôi gạt bỏ loại này ra khỏi khâu tính toán cuối cùng

(3)

, mặc dù hi vọng sau này sẽ bàn đến vấn đề này

một cách kỹ lưỡng hơn. Tuy nhiên, có thể là hữu ích nếu trích ra đây những số ước tính của ông Kuznets mà theo
tôi có tầm quan trọng lớn:

Hàng hoá lâu bền của người tiêu dùng
1925 1926 1927 1928 1929 1930 1931 1932 1933
8.664 9.316 8.887 9.175 10.058 7.892 5.885 4.022 3.737

Số liệu cho năm 1929 bao gồm 3.400 triệu đô la ô tô, trong khi sự sụt giá về hạng mục này trong năm đó

được dự tính là 2.500 triệu đô la.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.