LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 372

2. Xây dựng nhà ở

Đây là một hạng mục quan trọng và rất hay thăng trầm, chắc chắn phải được đưa vào khoản đầu tư, chứ

không phải khoản chi tiêu cho tiêu dùng, bởi vì nhà cửa thường được coi như được mua bằng tiền tiết kiệm chứ
không phải bằng tiền thu nhập, và thường thuộc quyền sở hữu của người khác chứ không phải người ở. Trong kỷ
yếu
từ đó những số liệu này được lấy ra, ông Kuznets không đưa ra số ước tính về tỷ lệ giảm giá hàng năm v.v..
Tuy nhiên, trong thời gian mới đây, đồng nghiệp của ông ta, ông Solomon Fabricant, đã công bố số ước tính

(4)

tôi sử dụng trong bảng sau đây:

(Triệu đô la)
1925 1926 1927 1928 1929 1930 1931 1932 1933

Xây dựng nhà ở 3.050 2.965 2.856 3.095 2.127 1.222 900 311 276
Sụt giá*

1.554 1.676 1.754 1.842 1.611 1.901 1.698 1.460 1.567

Đầu tư thực

1.496 1.289 1.102 1.253 216 -679 -798 1.149 1.291

* Những số liệu này được tính theo chi phí đương thời (tái sản xuất). Ông Fabricant còn đưa ra những số ước

tính theo chi phí ban đầu, mà trong những năm trước 1932 thấp hơn nhiều.

3. Vốn kinh doanh cố định

Ở đây ông Kuznets đã phân biệt chi tiêu cho hàng hoá lâu bền và công trình xây dựng kinh doanh của những

nhà sản xuất mới với mức thay đổi ròng trong số “hàng tồn kho kinh doanh”, tức là trong vốn lưu thông và vốn dễ
chuyển hoán và vì vậy chúng ta sẽ bàn đến vấn đề sau trong một mục dưới đầu đề riêng biệt.

Số khấu trừ để có được số đầu tư ròng cho phụ tùng, sửa chữa và dịch vụ, và sửa chữa và bảo quản công trình

xây dựng kinh doanh, khác với sự sụt giá và mất giá, không được đền bù, tất nhiên là tuỳ thuộc vào việc các hạng
mục có được gộp vào tổng số đầu tư hay không. Ông Kuznets đã dự tính số chi tiêu cho hàng hoá lâu bền và xây
dựng kinh doanh, song những số liệu đưa ra dưới đây không bao gồm những hạng mục này trong tổng số đầu tư và
đầu tư ròng. Nhưng trong khi kết quả của việc khấu trừ hạng mục sửa chữa và hạng mục sụt giá có thể rất khớp
với đầu tư ròng của tôi, thì hai khoản khấu trừ tách riêng ra không khớp với những khoản khấu trừ đối với chi phí
sử dụng và chi phí bổ sung, vì vây không thể căn cứ vào số liệu của Kuznets để tính một số tương ứng với (tổng
số) đầu tư của tôi.

Trong bảng sau đây dòng đầu tiên chỉ cấu tạo tổng số vốn sẽ được sử dụng trong kinh doanh, không kể phụ

tùng, sửa chữa và dịch vụ, và sửa chữa và bảo quản công trình xây dựng kinh doanh, và không kể những biến đổi
trong số hàng tồn kho kinh doanh; và dòng thứ hai chỉ số ước tính về “sụt giá, và mất giá” đối với cùng các hạng
mục.

(Triệu đô la)
1925 1926 1927 1928 1929 1930 1931 1932 1933

Tổng số cấu tạo

tư bản kinh doanh

(như ở trên)

9.070 9.815 9.555 10.019 11.396 9.336 5.933 3.205 2.894

Sụt giá và mất giá* 5.685 6.269 6.312 6.447 7.039 6.712 6.154 5.092 4.971
Đầu tư ròng

3.385 3.546 3.243 3.572 4.357 2.624 -221 -1.887 -2.077

* Những số liệu này không lấy từ bản ghi nhớ của ông Kuznets mà từ những số liệu mới hơn và đã được sửa

đổi của Fabricant. Cũng như trước, những số liệu này được tính theo chi phí đương thời (thay thế). Tính theo chi
phí ban đầu thì những số liệu này trong những năm trước 1931 thấp hơn nhiêu, và tăng lên trong thời kỳ tiếp theo.

4. Hàng tồn kho kinh doanh

Ở Hoa Kỳ có những số thống kê khá chính xác về những khoản lỗ lãi đối với hạng mục này, nhưng ở nước

này thì không có. Những số liệu của Kuznets như sau:

(Triệu đô la)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.