LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 374

Những khoản chi ròng về cho vay của Nhà nước -43

-280 -244 -10

441 1.712 2.822 2.565 2.796

Đầu tư của nước ngoài

428 44

606 957 312 371 326 40

293

Tổng số đầu tư ròng

6.182 7.263 4.531 6.283 7.126 4.128 1.629 -2.681 -2.529

Rõ ràng bảng này có tầm quan trọng nhất hạng đối với việc làm sáng tỏ những sự thăng trầm trong hoạt động

kinh doanh ở Hoa Kỳ. Trong những vấn đề cụ thể, đáng chú ý là những điểm sau:

(a) Đến cuối năm 1933 khoản tiền còn đọng lại chưa được thanh toán trong xây dựng nhà ở rất lớn. Vì từ năm

1925 không có đầu tư ròng cho lĩnh vực này. Dĩ nhiên, điều này không có nghĩa là thực trạng vấn đề nhà ở là
quá tồi tệ như vậy. Một số đầu tư về nhà ở vẫn tiếp tục được thực hiện khắp nơi, và sự suy sút trong tiện nghi,
do lỗi thời và hư hỏng không được đổi mới hoặc sửa chữa, không làm hư hại với mức độ như nhau những tiện
nghi thực sự có lúc đó.

(b) Tác động của những thăng trầm trong số lượng hàng tồn kho thể hiện rất rõ, nhất là qua việc làm trầm trọng

thêm tình trạng suy thoái ở giai đoạn tột cùng của suy thoái. Sự tăng trưởng hàng tồn kho trong năm 1929 có
thể chủ yếu nhằm đáp ứng số cầu đã không được thực hiện đầy đủ, trong khi đó thì lượng gia tăng nhỏ trong
năm 1930 thể hiện sự tích luỹ những kho hàng không bán được. Trong năm 1932 và 1933, những nhà sản xuất
đã đáp ứng nhu cầu một cách bất thường nhờ hàng tồn kho, do đó nhu cầu thực tế đã giảm nhiều so với số tiêu
dùng thực tế. Nhưng may thay, tình trạng này không kéo dài mãi. Những tồn kho không thể giảm sút thêm trên
quy mô này, vì chúng không còn tồn tại nữa. Một mức độ hàng kinh doanh tồn kho thấp như ở Hoa Kỳ vào
cuối năm 1933 hầu như là một tín hiệu báo trước nền kinh tế sẽ được phục hồi ở mức độ nào đó. Nói chung
một tổng số đầu tư ròng dựa trên sự tăng trưởng số hàng tồn kho kinh doanh ngoài mức bình thường rõ ràng là
điều không ổn định. Và nhìn lại quá khứ thì dễ dàng thấy là một sự tăng trưởng lớn số hàng tồn kho trong năm
1929, đi cùng với sự suy giảm xây dựng nhà ở, là một điềm xấu. Nhưng số liệu trong năm 1934, 1935 và 1936
là đáng chú ý nhất. Người ta có thể hi vọng rằng sự phục hồi trong hai năm trước là dựa trên cơ sở số hàng tồn
kho sẽ trở lại mức bình thường và dựa vào khoản chi tiêu cho vay của nhà nước. Nhưng đến năm 1936 số đầu
tư cho hàng hoá lâu bền đã bắt đầu thay thế những hàng tồn kho trong quá trình cấu thành tổng số. Chính là
việc duy trì phồn vinh phải dựa vào sự ổn định liên tục của hai hạng mục đầu trong bảng trên với những con số
không nhỏ hơn những con số từ năm 1925 đến 1928, và chính vì lý do này mà việc phải có một lãi suất dài hạn
thấp là một yêu cầu rất quang trọng.

(c) Chi tiêu cho vay của nhà nước đã biến động một cách rất rõ ràng để tiết chế những sự thăng trầm, nếu không

thì những sự thăng trầm sẽ tiến triển một cách khác đi. Từ năm 1931, cách thức vay mượn của liên bang thay
thế vay mượn của bang và địa phương, như đã được chỉ rõ ở phụ lục dưới, là rất đáng chú ý. Từ 30-6-1924 đến
30-6-1930, những khoản cho vay chưa được thanh toán của Liên bang đã giảm từ 21 xuống còn 15 tỷ, trong
khi cùng thời gian này, những khoản cho vay của bang và địa phương tăng từ 10 lên 16 tỷ, tổng số vẫn không
thay đổi. Từ 30-6-1930 đến 30-6-1935, những khoản cho vay của liên bang tăng từ 15 lên 26 tỷ, và những
khoản cho vay khác từ 16 tỷ chỉ tăng lên 17 tỷ. Phụ lục, ghi những số vay mượn của nhà nước cho đến 30-6-
1935 - trái ngược với cảm tưởng chung - cho thấy khoản vay của nhà nước ở mức cao nhất trong năm 1931, và
trong các năm 1934-1935 chỉ hơn các năm 1929-1930 một chút.

(d) Khi có được những số thu nhập có thể so sánh được thì chúng ta có thể dự tính giá trị của số nhân trong điều

kiện của Hoa Kỳ, mặc dù vẫn còn phải khắc phục nhiều khó khăn về mặt thống kê. Tuy nhiên, nếu để làm một
thử nghiệm sơ bộ rất thô sơ, chúng ta lấy số dự tính thu nhập của Bộ Thương mại (không được điều chỉnh theo
sự thay đổi của giá cả) thì chúng ta thấy rằng trong quá trình xảy ra những biến động lớn từ năm 1929 đến
1932, những biến đổi trong thu nhập danh nghĩa gấp từ ba đến năm lần so với những biến đổi trong đầu tư ròng
được nêu lên ở trên. Trong năm 1933 số thu nhập và đầu tư đều tăng ít nhưng biến động trong phạm vi quá hẹp
không cho phép tính được tỷ lệ giữa hai chỉ tiêu này với mức sai sót hợp lý.

J. M. Keynes 

BẢN GHI NHỚ PHỤ LỤC 2

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.