Giỗ tổ, thực ra không phải là ngày giỗ thật sự của tổ tiên người Việt,
mà chỉ đơn thuần là một ngày truyền thống trong dân gian, được định ra
nhằm tưởng nhớ công lao dựng nước của các bậc tiên hiền thuở sơ khai.
Sau này trải qua biết bao nhiêu thế hệ hậu nhân duy trì, liền trở thành Quốc
lễ.
Giỗ tổ không diễn ra ở Hoàng Thành, mà là ở đất Phong Châu, trên
vùng núi Nghĩa Lĩnh. Sở dĩ phải ghé qua Hoàng Thành đăng ký, rất đơn
giản là bởi vì đúng như cái tên của nó, nơi đây là Đế Đô của Đại Việt, cũng
là nơi đặt trụ sở của tổ chức lớn nhất về danh nghĩa của quốc gia này, Việt
Điện.
Giỗ tổ diễn ra tại Phong Châu, nhưng người tổ chức lại là Việt Điện,
cho nên bất kỳ thế lực nào muốn đăng ký tham gia Đại Việt Thiên Kiêu
chiến, trước tiên đều phải tiến về Hoàng Thành đăng ký, khi được chấp
thuận mới có quyền tiến về Phong Châu.
Yên Tử so với Hoàng Thành nằm ở rìa phía Đông đại địa, còn Phong
Châu thì hơi chếch về phía Tây Bắc, nối ba điểm lại vẽ nên một cung
đường chỉ hơi cong nhẹ, cho nên cũng tính là thuận đường.
Chân Không Ngã dự tính ngày kia đi Hoàng Thành đăng ký, sau đó
liền chạy tới Phong Châu, cho đám người sớm tiếp xúc với các đội tinh anh
khác, cọ sát một chút để tự biết mình biết ta, chuẩn bị tinh thần chiến đấu.
- Vâng!
Nghe được Chân Không Ngã cho phép nghỉ ngơi, nhóm người không
khỏi vui vẻ hô to, sau đó chắp tay cúi chào hắn, rồi bá vai nhau rời đi khỏi
quảng trường đổ vỡ.
Những ngày này cùng nhau luyện tập, đắm mình trong nỗ lực và cố
gắng, bọn hắn từ những con người xa lạ đã ngày càng trở nên thân thuộc và
gần gũi. Có lẽ còn chưa tới mức đồng sinh cộng tử, nhưng đã có thể coi là