các công ty Bên Bán đã được lựa chọn một cách cẩn thận và mức giá đặt ra
phản ánh đúng giá trị thực của công ty Bên Mua. Ban lãnh đạo thường tỏ ra
quá tự tin vào khả năng quản lý các tài sản được mua, vì thế, thẩm định chi
tiết cần đóng vai trò là chiếc phanh hãm trong quá trình M&A nhằm bảo
đảm rằng các cổ đông của công ty không phải gánh chịu những hậu quả từ
việc phải chi trả một khoản lãi suất quá cao cho công ty mua, hay còn gọi là
“lời nguyền cho kẻ thắng cuộc”.
Hậu quả nặng nề của việc không phát hiện ra những vấn đề thiết
yếu
Cuộc mua lại công ty International Signal and Control (ISC) của
Ferranti, một công ty điện tử quốc phòng của Anh năm 1987 là bằng
chứng rõ ràng về những hậu quả của việc thẩm định chi tiết tài chính
chưa đầy đủ.
Sau khi đã bỏ ra 215 triệu bảng để mua lại ISC, Ferranti mới biết rằng
hoạt động chủ đạo của ISC là buôn bán vũ khí trái phép xuất phát từ
mệnh lệnh của rất nhiều tổ chức bí mật tại Mỹ. Trong khi đó, trên giấy
tờ, công ty này lại có vẻ hoạt động rất có lãi nhờ kinh doanh các mặt
hàng và dịch vụ “trong sạch”; thực tế thì sức tăng trưởng mạnh về tài
chính của ISC lại được tạo đà nhờ vào những hợp đồng phi pháp trị giá
200 triệu bảng. Các hợp đồng này chấm dứt khi ISC được bán cho
Ferranti.
Không có dòng tiền hợp pháp để hỗ trợ công việc kinh doanh, Ferranti
buộc phải ngưng toàn bộ kế hoạch đầu tư vào ISC, kéo theo đó là hàng
loạt những khó khăn về tài chính và pháp lý. Kết quả là công ty hợp
nhất giữa Ferranti và ISC rơi vào tình trạng phá sản vào tháng 12/1993.
Điều thú vị hơn cả là vào tháng 9/1989, tờ tạp chí The Economist đã
dẫn lời của ngài chủ tịch hội đồng quản trị của Ferranti, Sir Derek
Alun-Jones, như sau: “Chúng tôi là nhà đầu tư đầu tiên vào ISC… vì
thế chúng tôi hiểu rõ họ hơn bất kỳ ai”. Tờ tạp chí này tiếp tục bình
luận: “Sự khoác lác đó giờ đã trở nên rỗng tuếch… Thật khó mà hình
dung được làm sao ban lãnh đạo của Ferranti lại có thể bỏ qua được