cho giao dịch. Cũng vậy, đối với một số công ty (chủ yếu là các công ty tài
chính trong đó các tài sản của họ đều được tính theo giá trị thị trường tại
thời điểm tính), phương pháp này giúp đưa ra một mức giá trị hữu ích.
3. So sánh tương đối là phương pháp thường được sử dụng khi trên thị
trường tồn tại các công ty cổ phần công chúng có cơ cấu hoạt động tương tự
công ty Bán và các giao dịch tương tự. Tuỳ thuộc vào công ty và lĩnh vực
hoạt động của công ty mua và công ty Bán, một số phương pháp sau có thể
được áp dụng:
- Tỷ lệ giá/lợi nhuận (P/E)
- Tỷ lệ thanh lý (VD: tỷ lệ hiện tại, tỷ lệ thử biết ngay)
- Tỷ lệ hoạt động (VD: giai đoạn thu nhập trung bình, lượt hàng lưu
kho)
- Tỷ lệ đòn bẩy tài chính (VD: tỷ lệ nợ, nợ/tài sản)
- Tỷ lệ lợi nhuận (như lợi nhuận đầu tư (ROI), lợi nhuận tài sản (ROE)
Các tỷ lệ thị trường thường được sử dụng hiệu quả nhất là những tỷ lệ
dùng trong các giao dịch M&A tương tự mới được thực hiện, bởi vì
chúng đã bao gồm cả lượng lợi nhuận được trả.
4. Giá trị tài sản chủ yếu: là phương pháp được một số công ty sử dụng
(VD: các công ty bất động sản) nhưng đối với phần lớn các công ty, phương
pháp này có thể không chính xác, bởi các tài sản chủ yếu chưa hẳn đã phản
ánh được hết khả năng tạo doanh thu của một công ty trong các báo cáo; có
thể giá trị của các tài sản này không được cập nhật theo mức giá hiện hành).
Càng xa rời các giá trị thị trường hiện tại, thì phương pháp này càng tỏ ra
kém hiệu quả.
5. Khấu hao dòng tiền: là phương pháp được sử dụng khi có đầy đủ
thông tin để có thể tính toán được mức thu nhập và dòng tiền trong tương lai
nhằm dự đoán chính xác tiềm năng của một công ty. Phương pháp này sử
dụng định nghĩa về giá trị hiện tại thuần
, nên nó còn được gọi là “phương
pháp NPV”. Hữu hiệu nhất là sử dụng dòng tiền tự do