có lợi cho mình. Nhờ những thông tin tình báo như vậy, khách hàng của
KPMG đã điều chỉnh kịp thời chiến thuật thương lượng theo hướng có
lợi cho họ.
Tuy thế, quá trình M&A cũng mang theo nó nhiều rủi ro tiềm ẩn về
thương mại đối với cả công ty mua và công ty mục tiêu nếu để lộ ra những
thông tin tình báo cho một đối thủ hiện tại hay tiềm năng. Thẩm định chi tiết
(và bản thân quá trình M&A nói chung) giúp phát hiện những bí mật thương
mại cùng nhiều thông tin mật khác; nhưng nó có thể gây nhiều tổn thất cho
công ty mục tiêu nếu để lộ những thông tin về các rắc rối của họ cho một
công ty mua tiềm năng. Vì thế, nhìn từ góc độ này, toàn bộ quá trình giao
dịch trở thành một con dao hai lưỡi, vừa khiến các công ty phải giảm bớt sự
phòng thủ của mình, vừa khiến họ phải tiết lộ những thông tin mật cho các
đối thủ trong giao dịch; trong khi đó, vẫn không có gì đảm bảo rằng họ có
thể hoàn thành được giao dịch. Đây chính là lý do tại sao việc sử dụng các
đội ngũ sạch ngày càng gia tăng.
Các đội ngũ sạch
Hiện nay đang nổi lên một xu hướng sử dụng các “đội ngũ sạch” - tức
bên thứ ba - trong các giai đoạn đầu của quá trình thương lượng, khi
một hay cả hai bên tham gia đều muốn tiết lộ những thông tin bí mật.
Thông thường, đội ngũ sạch là một công ty tư vấn giữ vị trí trung gian
trong giao dịch. Tất cả các thông tin trước tiên đều được chuyển tải
thông qua đội ngũ này.
Trong các giai đoạn đầu của quá trình thương lượng, đội ngũ sạch cũng
tiến hành phân tích dữ liệu liên quan đến khả năng thực hiện giao dịch
và thông báo kết quả tới hai bên công ty. Đội ngũ sạch cũng có thể hỗ
trợ cho quá trình thương lượng chính thức; tuy nhiên, thường thì họ ít
đóng vai trò chủ động bởi mỗi công ty sẽ tự tiến hành đàm phán (đội
ngũ sạch chỉ tham gia vào những vấn đề gây nhiều tranh cãi giữa hai
bên); hoặc đến giai đoạn này, họ đã hoàn thành vai trò của mình.
Khi sử dụng một đội ngũ sạch, trước hết cần đưa ra những điều khoản
rõ ràng về sự tham gia của họ, và xem xét lại những điều khoản đi