dịch thân thiện cũng có thể trở nên không thân thiện. Vì thế, trong tất cả các
trường hợp, lúc nào cũng cần phải thu thập càng nhiều thông tin càng tốt.
Trong các giao dịch thân thiện, công ty mua có thể tiếp cận không giới
hạn đối với các thông tin của công ty mục tiêu; chính điều này đã khiến các
lãnh đạo công ty cho rằng họ không cần phải thực hiện thẩm định chi tiết
một cách tỉ mỉ như đối với các giao dịch không thân thiện. Cần tránh thái độ
này, bởi đôi khi ngay cả công ty mục tiêu có thể không hiểu rõ về bản thân,
hoặc có nhiều điều ban lãnh đạo chưa được biết hoặc bị những người dưới
quyền “che mắt”.
CÁC CHIẾN LƯỢC TIẾP QUẢN
Từ những năm 1970 và 1980, trước sự xuất hiện của cơ chế phòng thủ
mạnh mẽ hơn, các cuộc sáp nhập không thân thiện tập trung vào ba chiến
thuật đối phó chính: cái ôm của gấu, đề nghị thẳng thừng và cuộc chiến uỷ
quyền. Nhưng trước khi thực hiện những phương pháp trên, một công ty
mua nên cân nhắc xem họ có nên sử dụng hai chiến thuật sau đây không:
mua cổ phần bước đệm và thông qua nhanh (casual pass). Chúng tôi sẽ nói
rõ hơn về từng chiến thuật trong phần này. Và dĩ nhiên, như đã đề cập trong
các chương trước, bất kỳ hành động nào được thực hiện trong quá trình sáp
nhập và mua lại đều phải nằm trong một chiến lược tổng thể; những chiến
thuật được đề cập tới trong chương này cũng vậy.
CÁC BƯỚC ĐỆM (TOEHOLDS
)
Bước đệm là việc mua cổ phần của công ty mục tiêu, thường là dưới
ngưỡng phải công bố theo luật định (ở Mỹ là 5%, ở Anh là 3%). Cũng có thể
tạo ra nhiều bước đệm ở nhiều công ty tiềm năng khác nhau, bởi có thể sau
đó công ty mua sẽ phát hiện ra rằng công ty mục tiêu đầu tiên của họ có
những bức rào phòng thủ quá mạnh hoặc những kết quả thu được từ quá
trình thẩm định chi tiết cho thấy một số lý do không nên tiếp tục theo đuổi
công ty đó nữa. Một lần nữa, không thể phủ nhận vai trò của những thông
tin tình báo kịp thời. Nếu thông tin đến muộn, có thể quá trình đàm phán đã
tiến đến những giai đoạn cuối và công ty mua không có đường quay lại nữa.