M&A THÔNG MINH - KIM CHỈ NAM TRÊN TRẬN ĐỒ SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI - Trang 23

Các nguyên nhân thúc đẩy giao dịch

Các vấn đề liên quan đến quy mô công ty: nhiều, nếu không phải
là đại đa số, các giao dịch đều ít nhiều xuất phát từ mong muốn
tăng cường thêm sức mạnh thị trường của ban lãnh đạo công ty.
Những giao dịch này được thực hiện để cải thiện tầm ảnh hưởng
của các công ty thông qua việc mở rộng quy mô và thị phần (mà
những yếu tố này lại vốn bị kiểm soát bởi những giới hạn về mặt
quy định của những nguyên tắc về kinh doanh độc quyền).

Các lý do về tính hiệu quả cơ bản nêu ra những sức mạnh tổng
hợp có được từ một giao dịch M&A. Điều này được thể hiện rõ ở
phương trình: 2 + 2 =5, có nghĩa, giá trị đơn nhất của một công ty
mới sáp nhập sẽ lớn hơn giá trị của từng công ty riêng lẻ cộng lại.
Vì vậy, qua lăng kính của cả các cổ đông và ban lãnh đạo công ty,
đây thực sự là một giả thuyết “phát triển”. Lý do này được coi là
hiệu quả nhất để thuyết phục các cổ đông đồng ý thực hiện giao
dịch. Trong đa phần các giao dịch, những nhà phân tích của Bên
Mua sẽ cung cấp các “bằng chứng” về sức mạnh tổng hợp trong
tương lai này của hai công ty xét về cả hai khía cạnh doanh thu và
chi phí.

Một lý do khôn khéo khác (thường được giấu kín hoặc chỉ được
bàn luận trong nội bộ Bên Mua) là hiệu quả khác biệt về mặt quản
lý. Có nghĩa, Bên Mua cho rằng họ có đội ngũ lãnh đạo tốt hơn
(“hiệu quả hơn”) Bên Bán. Do vậy, sau khi sáp nhập, tính hiệu quả
về mặt quản lý của Bên Bán sẽ được nâng lên ngang bằng với Bên
Mua do Bên Mua sẽ nắm giữ các vị trí lãnh đạo cao cấp hoặc huấn
luyện giúp ban lãnh đạo của Bên Bán hoạt động tốt hơn. Nếu đúng
như vậy, cuộc sáp nhập giữa hai công ty sẽ làm tăng tính hiệu quả
trong công việc, đồng thời tạo thêm của cải cho các cổ đông. Việc
này hoàn toàn có thể xảy ra nếu các công ty cùng làm trong những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.