có thể xuất phát từ nhu cầu tổ chức lại công ty để đối phó với môi
trường bên ngoài đầy thách thức. Vì vậy, lý do sáp nhập nằm
ngoài các vấn đề nội bộ của công ty và nó có thể phụ thuộc vào
vòng đời của sản phẩm (trong đó sản phẩm/dịch vụ phát triển tới
độ chín muồi, chẳng hạn như sức tăng của ngành điện thoại di
động bắt đầu suy giảm từ đầu những năm 2000) hoặc sự ra đời của
các sản phẩm/dịch vụ mới (Ví dụ: Internet băng thông rộng bắt
đầu thay thế loại hình mô-đem qua điện thoại cố định).
Thị trường cổ phiếu có thể đánh giá thấp hoặc đánh giá không
đúng sức mạnh của từng công ty riêng lẻ. Vì thế, một số cuộc giao
dịch xảy ra khi đối với Bên Mua, giá trị trên thị trường của công ty
tiền sáp nhập không phản ánh được hết giá trị tiềm ẩn của nó. Có
lẽ giá trị đó của Bên Bán là đúng khi nó còn là một công ty đơn lẻ;
nhưng nếu Bên Mua xét đến một số yếu tố kể trên (như hiệu quả
tổng hợp về mặt hoặt động và quản lý) thì giá trị của công ty sáp
nhập có thể còn lớn hơn bản thân Bên Mua. Nếu đó là một giao
dịch ngang, Bên Mua có thể có trong tay nhiều thông tin về tiềm
năng lâu dài của Bên Bán xét về vị thế cạnh tranh, phát triển sản
phẩm, bán hàng,… so với nguồn thông tin mà các thị trường tài
chính nắm được. Vấn đề ở đây là ngay cả khi Bên Mua có được
nhiều thông tin hơn, vẫn có khả năng họ không thể tận dụng được
chúng, bởi vì không tồn tại hệ thống nào giúp họ thực hiện việc
đó. Thông thường, các thông tin sẽ trôi nổi trong công ty mà
không được quản lý một cách xác đáng nhằm mang lại những giá
trị gia tăng hữu ích.
Đa dạng hóa thuần túy có thể có giá trị tự thân và trên thực tế, nó
có thể đem lại sự phát triển nhanh chóng và hiệu quả hơn so với
tăng trưởng nhờ vào các nguồn lực của nội bộ công ty. Giải pháp
đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh này thường sẽ nhận được sự
ủng hộ của ban lãnh đạo Bên Mua, đặc biệt trong trường hợp các
thị trường hiện tại của công ty (và kéo theo đó là các cơ hội kinh