doanh) đã phát triển tới độ chín muồi (không thể phát triển hơn
được nữa). Dĩ nhiên, các cổ đông có thể đa dạng hóa sự đầu tư của
mình một cách hiệu quả và mang tính chọn lọc hơn so với bản
thân công ty; vì vậy, những gì là tốt nhất cho đội ngũ lãnh đạo và
nhân viên của Bên Mua có thể chưa hẳn đã là tốt nhất cho các cổ
đông.
Một chiêu bài khác đôi khi được sử dụng là “thông tin và dấu
hiệu”. Chỉ cần nhận được một lời đề nghị sáp nhập, giá trị của Bên
Bán sẽ tăng lên. Kinh nghiệm thực tế cho thấy trong trường hợp
này, phần lớn giá cổ phiếu của Bên Bán sẽ được đẩy lên cao. Nếu
trong lời đề nghị có chứa những thông tin mới (thực ra, được một
công ty khác để mắt tới cũng có thể là một thông tin rất mới) thì
xu hướng tăng giá cổ phiếu của Bên Bán có thể tồn tại trong một
thời gian dài. Nhưng ngay cả khi giao dịch không thành công, Bên
Bán vẫn có lợi vì qua thông tin về giao dịch, thị trường sẽ đánh giá
lại giá cổ phiếu của họ. Trong bất kỳ trường hợp nào, đứng trước
tình hình trên, ban lãnh đạo Bên Bán giờ đây cũng sẽ cảm nhận
được một thực tế rằng công ty họ có thể trở thành một mục tiêu
sáp nhập, và để đối phó lại, có thể họ sẽ nỗ lực hơn để khiến công
ty mình hoạt động hiệu quả hơn.
Đối với cổ đông của đa phần các công ty nhà nước, việc thay thế
một ban lãnh đạo làm việc không hiệu quả là gần như không thể
do tồn tại các vấn đề ủy quyền – tác nghiệp (mâu thuẫn giữa chủ
sở hữu là các cổ đông và người nắm quyền điều hành công ty là
ban lãnh đạo). Trong trường hợp này, sáp nhập có thể là một giải
pháp hay. Vì thế, điều này tương tự như vấn đề hiệu quả khác biệt
về mặt quản lý mà tôi đã đề cập ở trên. Sáp nhập có thể là một
phương pháp rèn luyện đối với các lãnh đạo công ty nếu các
phương pháp quản lý doanh nghiệp đã tỏ ra thất bại. Nguy cơ bị
mua lại có thể là một điều kiện cần và đủ để giải quyết các vấn đề
ủy quyền – tác nghiệp.