2
TÌNH BÁO DOANH NGHIỆP
Tại thời điểm tôi viết cuốn sách này, trên các tạp chí về kinh doanh xuất
hiện hai câu chuyện mà theo tôi, chúng là những minh họa đầy đủ cho thấy
sự cần thiết của tình báo doanh nghiệp có chất lượng trong quá trình M&A.
Câu chuyện đầu tiên là những chuỗi sự kiện đang xảy ra xung quanh các rắc
rối của tập đoàn EMI (tập đoàn âm nhạc lớn của Anh): hai giám đốc điều
hành cao cấp nhất của họ vừa bị sa thải, chi phí bị cắt giảm nặng nề và ban
lãnh đạo bị chỉ trích gay gắt. Tất cả những sự kiện này xảy ra không lâu sau
khi EMI từ chối lời đề nghị từ phía tập đoàn cổ phần tư nhân Permira khi
công ty này ngỏ ý muốn mua lại EMI với giá hơn 300 xu/cổ phiếu. Giá cổ
phiếu của công ty đã giảm xuống mức 245,25 xu/cổ phiếu, mặc dù EMI vẫn
đang tiếp tục cân nhắc về giao dịch này. Tờ Wall Street Journal cho rằng
Permira sẽ không chịu tăng mức giá đề xuất trước dịp Giáng sinh năm 2006
do những thành tích kém cỏi trong đợt phát hành hai album mới của Robbie
Willams và Janet Jackson. Những nhà đầu tư chính như Fidelity và
Schroeders đã bán đổ bán tháo các cổ phiếu của EMI.
Việc EMI bắt tay vào sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của mình là một sự thừa
nhận ngầm rằng công ty này đã không dự đoán chính xác được rằng thị
trường giờ đây đang bị chi phối bởi những “ông lớn” là YouTube, MySpace
và đặc biệt là iTunes. Đây là một trường hợp điển hình về thất bại trong tình
báo. Nhìn chung, những thất bại trong tình báo xảy ra (mặc dù lúc nào cũng
có sẵn một nguồn thông tin phong phú) do thiếu một đội ngũ chuyên trách
có hệ thống, kết quả là ban lãnh đạo không có đủ các phân tích hợp lý trong
tay để dựa vào đó đưa ra quyết định. Dường như tất cả những người có liên
quan đến EMI đều tỏ ra sửng sốt trước những sự kiện hoàn toàn có thể dự
đoán được. Trong kinh doanh, không có chỗ cho những “sự ngạc nhiên thú
vị”; bất kỳ sự ngạc nhiên nào cũng đều đáng lo bởi đó là dấu hiệu của những
điểm yếu trong hệ thống tình báo. Chúng tôi xin mạn phép trích ra đây một