thể như thế được!
Mã Tóc Xoăn vò đầu bứt tai, nghĩ mãi không thể đoán được bà Phó
Tổng đi đâu? Với cái óc không đến nỗi bã đậu lắm của nó nếu cứ chịu khó
suy xét một tí chắc là đoán ra, nhưng khốn nỗi cái óc ấy chưa bao giờ muốn
nghĩ lâu cái gì cả. Quan niệm của nó xưa nay là cái gì đến nó sẽ đến, nghĩ
làm gì cho mệt óc. Nghĩ vậy nó quay vào thay bộ đồ thể thao, lấy túi vợt và
bóng định đi ra sân quần. Khi dắt chiếc xe máy HARLEY 250 phân khối ra
đạp mãi mà không thể nào nổ được máy, thấy người vẫn còn ngà ngà hơi
men, nhức đầu nhẹ, nên nó lại dắt xe vào chỗ cũ, rồi lên nhà mở dàn Sony,
nằm khểnh nghe nhạc. Đôi loa thùng công suất lớn oang oang phát ra tiếng
hát ca sĩ hải ngoại Elvis Phương bài ngựa hoang cứ lặp đi lặp lại : “Ngựa
hoang nào dẫm nát tơi bời, đồng cỏ nào xanh ngát lưng trời. Ngựa phi như
điên cuồng, giữa cánh đồng, dưới cơn giông… Vì trên lưng cong oằn
những vết roi vẫn in hằn……Ngựa hoang muốn về tắm sông nhẫn nhục-
dòng sông mơ màng mát trong, thơm ngọt….Ngựa hoang - quên thù oán
căm, từ nơi tối tăm, về miền tươi sáng...Ngựa hoang về tới bến sông rồi, cởi
mở lòng ra với cõi đời.” Bỗng Mã Tóc Xoăn lại ngồi nhỏm dậy lẩm bẩm
cáu kỉnh một mình:
- Mẹ kiếp! Ngựa với chả nghẽo… là cái ông quái nào nhỉ mà lại bảo là liệt
sĩ bố mình? Mà lại còn cái ông Xuân Tóc Đỏ bố ông Ngựa nữa là ai mà bị
tố oan, bắn nhầm, rồi lại được công nhận liệt sĩ để hôm nay mình phải làm
giỗ nữa nhỉ? Từ khi chuyển ra Hà Nội ở, nó mới được Cụ Triệu và mấy ông
lãnh đạo Tổng công ty nói cho nó mới biết những người này là ông nội, là
bố ruột nó. Bảo nó là cháu, là con thì nó phải nhận là cháu, là con; bảo nó
cúng giỗ thì nó phải cúng giỗ, chứ nó chẳng biết nó có phải là con là cháu
những người ấy thật không? Đời nó được như ngày nay, nó chỉ biết có cô
Mai. Mẹ kiếp! nếu không có cô Mai thương hại, cứu vớt thì đời nó chắc
không biết còn nằm ở nhà tù, hay trại cải tạo nào, chứ làm sao mà được như
ngày nay?
Nó ở đâu ra chẳng ai biết, mà bản thân nó cũng không biết. Nó chỉ
mang máng nhớ rằng từ khi nó biết đi, biết bập bẹ học nói đã được người ta
dắt đi xin ăn khắp nơi, tối về vạ vật nơi bờ hè, góc phố. Lớn lên một tí,