biết bình sinh y chưa từng chiến bại. Ngay cả Hạ Tri Chương, người học
cao hiểu rộng nhất thành Trường An cũng chỉ nói được rằng tới nay Quân
Thiên Thương mới xuất kiếm có ba lần. Những người buộc y phải dùng đến
kiếm đều là hào kiệt tiếng tãm một thuò, nhưng đều mất mạng khi y tuốt
kiếm ra.
Nhị đệ lử là Tạ Vân Thạch, nho nhã điềm đạm nhất trần đời, mà phong
lưu tài hoa cũng nhất trần đời. Thanh kiếm trong tay y tuy không chứa sức
mạnh thần bí khó lường như Luân Hồi lực của Quân Thiên Thương, nhưng
cũng rất ít đối thủ. Y phụng mệnh Tử Cực lão nhân cai quản Ma Vân thư
viện, các thường phó(5) đều là hạng quái nhân kỳ quặc đến cực điếm,
nhưng đối xử với y lại vô cùng tôn trọng. Tạ Vân Thạch rất ít khi rời Ma
Vân thư viện, song danh tiếng trên giang hồ mỗi ngày một vang dội, gần
nhu đã theo kịp Quân Thiên Thương.
Điều khiến y nổi tiếng nhất lại không phải võ công, mà là phong thái ôn
hoà nhã nhặn. Con cháu nhà họ Tạ vốn lừng danh bốn bể, nhưng Tạ Vân
Thạch phải tính là kiệt xuất nhất. Tài nữ Khanh Vân có soạn cuốn “Lan Đài
phổ” phẩm bình các nam từ trong thiên hạ, trong đó xếp Tạ Vân Thạch lên
hàng đầu, dù nàng chưa tùng gặp y. Nhung ai nấy trên giang hồ đều hết sức
tin tưởng bảng vàng của “Lan Đài phổ”.
Đại Nhật Chí thánh vương, lưỡng quốc bổ tát của hai nước Đại Thực7
và Thiên Trúc, có đại đệ tử tên là Long Mục. Người này so kiếm với anh tài
võ lâm, liên tục đả bại hơn ba mươi cao thủ, làm dấy lên khắp giang hồ một
cơn cuồng phong tàn sát, nhưng vừa gặp Tạ Vân Thạch là vứt kiếm chịu
thua, mặc dù Tạ Vân Thạch vẫn chưa tuốt kiếm khỏi vỏ. Những người
chứng kiến trận tỉ thí lúc đó đều nói họ Tạ khuất phục Long Mục không
phải bằng tài kiếm mà bằng phong thái. Trên đời có lẽ còn người giỏi kiếm
hơn Tạ Vân Thạch, nhung về phong thái, tuyệt nhiên không ai vượt y được
hết.