nhà lại có hai chuyện lo, một là lo cho cô giáo phải bị nghỉ việc. Nêu như ba
mẹ dẫn Hiếu em tới trường, nói với cô hiệu trưởng. Hai là lo nếu không làm
như vậy thì Hiếu em và những bạn khác vẫn còn... có thể bị cô đánh.
Nhỏ Ti nói với mẹ em: “Dạ, bạn Hiếu lên bảng, viết quên một dấu, cô
giáo lấy thước đánh tay bạn Hiếu”. Mẹ Ti cũng nói: “Hiếu em coi vậy mà
có tật ham chơi, có lúc học kém”. Nhưng không vì vậy mà cô cho Hiếu ngồi
cuối lớp, nó không thể học tốt được, nó trở nên thụ động. Mẹ em cũng như
bác bảo vệ cổng trường đều nói: “Lỗi ấy không đáng để đánh mà bây giờ có
lệnh: thầy cô giáo không được đánh học trò”. Nhưng bác nói thêm, trong
một chút giận hờn, lo âu: “Thế nào cô hiệu trưởng cũng kiểm điểm toàn
trường. Trong đó có tôi”.
Khổ nỗi, mỗi khi Hiếu em tới trường, nhỏ Ti có vẻ lảng tránh nó, tuy lâu
nay Hiếu là bạn thân nhất của Ti. Các trò khác chỉ nhìn Hiếu em nhưng
không nói chuyện. Còn bác bảo vệ nghiêm khắc hơn với Hiếu. Có lẽ cô
giáơbiết, đã lỡ chuyện, cho nên cô ít để ý tới việc học của Hiếu như ngày
trước. Hiếu “không - còn - đi - học” mặc dù ngày nào nó cũng tới trường.
Hiếu không học được gì, thằng nhỏ sống những ngày khó khăn, bởi vì nó
mà cô giáo lo lắng, mất đi những ngày vui, tình thầy trò.
Ông nội em trầm tĩnh nói: “Như vậy không được, cô giáo đã có định
kiến với Hiếu em. Có thể cô không dám đánh nó nữa. Nhưng cô sẽ không
thể dạy nó học. Chuyện này... mắt thường nhìn khó thấy. Tội nghiệp là Hiếu
em mất nhiều thời gian mà đáng lý nó phải có. Nó bị mất chữ. Còn cô giáo
của Hiếu cũng phải lo đối phó, cả hai đều bị thiệt, cần phải mở một con
đường, bằng thiện chí, giúp cho cô giáo thoát ra những định kiến. Khi đó
vấn đề tự nó sẽ bớt nan giải”.
Ông em dẫn Hiếu em tới trường. Gặp cô hiệu trưởng. Ba em lúc đầu
không nói gì. Mẹ em lại khóc. Mẹ nói với ông nội em: “Ba nói với cô hiệu
trưởng, thôi đừng la rầy cô giáo tội nghiệp”. Ba em nói với ông nội em: “Ba
ơi. Ba nói với cô giáo, chuyện không đáng gì, miên cô đừng làm vậy nữa là