- Suốt đời tôi chỉ muốn viết về con bồ câu thôi. Khổ cái là chữ ít quá
viết sợ không diễn tả nổi, sợ bị hiểu lầm.
Ai đó nói lại:
- Ông sao cứ rụt rè không đáng. Chữ chỉ là một trong những phương
tiện, muốn tới nơi chịu khó đi bộ cũng tới. Có điều nếu ai viết về con bồ
câu, vẫn có cái tôi của người viết trong con bồ câu đó. Anh tả con bồ câu
đang bay, tức chính anh bay. Không ai lìa bỏ cái tôi của mình lâu hơn một
giây, rõ ràng là như vậy, không thể khác. Anh có thể viết về con bồ câu của
anh như một nỗi ám ảnh riêng tư, khổ nỗi người ta lại cần có câu chuyện để
đọc và thấy người ta trong đó.
Đôi mắt ông SuDa long lanh, ánh lên một điều chi đó mà ông tìm đã lâu,
nay mới bắt gặp. Rồi một buổi chiều thoang thoáng nỗi buồn, ông SuDa
chạy xe về nhà mình. Nhà vắng, bà nhà với đứa con trai duy nhứt mới mười
bảy tuổi đi đâu không rõ. Trong ánh đèn dầu, ông SuDa dựng xe xong, đi vô
bếp. Lạ thay, cái bếp sạch bong, nồi niêu thường ngày ám khói giờ láng
coóng long lanh. Ông trờ ra trước thấy cái lồng bàn bằng tre úp trên bàn,
mũi đánh hơi mùi thơm. Giở ra, tuy thức ăn đạm bạc nhưng tươm tất nóng
hổi. Căn nhà nhỏ không còn chút bụi, đừng nói tới rác, nghĩa là như có ai
hiện ra thu dọn sắp xếp tinh tươm giùm, sẵn kiến đang cắn bụng, ông ăn
cơm, rồi uống trà, sau đó nằm trên cái giường tre ngủ khò. Khi ngủ ông
nghe thấy tiếng ai đi lại nhẹ bước, có lẽ đã khuya... Ông choàng thức, thấy
một đứa con gái nhỏ nhắn, như con bồ câu con mới ra ràng, da trắng xanh,
ngồi nhìn ông mỉm cười.
- Ba!
Tiếng vợ ông lao xao trước cửa với một bà già khác, đâu như người xóm
dưới, cái xóm lúc nào cũng vương khói bắp. Ông ngồi dậy khi hai bà già
vô, còn thằng con trai đi sau lưng hai bà ngượng nghịu. Lúc này trăng tròn