- Nhiều. Sợ lắm!
- Vô học nghề, sợ gì!
- Mấy nghề trong đó ở ngoài không có ai mướn. May thì đâu có bao
nhiêu tiền.
Buổi chiều thật là buồn, mặc dù ngoài kia người ta đi như ngày hội. Đâu
có ai muốn làm cái nghề này. Bỗng cô gái nói “Cám ơn anh” rồi đứng lên,
chen qua đám thực khách đang ăn, ra cửa. Cô quay lại, hình như nói “Em
tên Hà”. Lúc đó đèn đỏ nơi ngã tư cạnh quán cơm, tiếng xe gắn máy nổ ì
ầm cứ phóng tới, suýt chút đâm vào Hà. Cái bóng nhỏ của cô, tuy vậy cũng
đã nằm dài trên ngã tư đường. Mặt trời thoi thóp sau những dãy phố xưa cũ.
Tôi cũng bị bắt, và ở trong đó, tôi học được nghề hớt tóc.
Có lúc Hà đứng trong quầy pha cà phê, nhưng mắt lại nhìn tôi. Tôi cố
tránh đi. Bởi Hà có vẻ như lo lắng, nên tôi làm mặt lạ như không biết. Cô
lại yên tâm. Chính tôi đôi khi cũng có tâm trạng đó. Khi gặp lại nhiều “cố
nhân” chuyên đứng đường chài khách, tôi không muốn người ta nhận ra
mình vì mắc cỡ. Xóm cụt trở nên quen thuộc với tôi hơn. Chừng một hai
tuân nhớ Hà không chịu nổi tôi đạp xe trở lại xóm, hớt tóc cho mấy đứa con
nít và mấy ông già, nhân tiên ngồi uống cà phê lén nhìn Hà cho đỡ nghiền.
Nhưng một lân khác (khá lâu vì tôi đi về quê) khi tôi trở lại khu xóm cũ đã
không còn vì đã giải tỏa trắng. Bây giờ là một bờ sông sạch sẽ, trống trải,
thoáng mát, có thể ngồi qua bên kia sông, nơi những ngôi nhà cao tầng lộng
lẫy. Quán cà phê của Hà cũng không còn. Trơ trọi vách cầu, trên kia những
chuyến xe đạp và cái thùng hớt tóc cho tới chiều tối. Rồi ánh đèn đường bật
sáng tôi vẫn ngồi cho tới khuya. Tôi nhớ Hà vô cùng. Thân tôi cũng khó thể
kiếm một nơi vợ đàng hoàng, biết làm ăn như Hà. “Cố nhân” gặp lại thì
nhiều. Nhưng chỉ sống với nhau một thời gian, cũng không tin nhau nổi,
đành chia tay.