cô đơn, có Tiêu Hà bên cạnh. Hai người cũng phải thật vui vẻ để con yên
tâm.”
Trên đường về nhà, tôi kể chuyện nhà tôi cho Tiêu Hà nghe, Tiêu Hà ôm
lấy bả vai tôi, nhẹ nhàng thay tôi lau nước mắt, vùi vào vòm ngực không
mấy dày rộng của Tiêu Hà, tôi khóc cho công lao nuôi dưỡng tôi của cha
mẹ…
…..
Cuối cùng cũng đến ngày khai giảng, tôi dậy thật sớm, là phẳng phiu
đồng phục của Tiêu Hà, đánh lại đôi giày da. Khi ra cửa, tôi đưa cho thằng
bé chiếc huy hiệu đeo trên ngực phải “Năm nhất – Tiêu Hà”. Lùi sau từng
bước, tôi đánh giá Tiêu Hà cẩn thận, áo ngắn tay, sơ vin, quần dài đen, rất
đẹp trai. Trong vui sướng, Tiêu Hà của tôi thật cao, mà hơi gầy, dáng người
thẳng tắp, tỏa ra một thứ phong thái thư nhã. Đáng tiếc là mẹ nó không nhìn
thấy được, bọn họ nhất định sẽ hối hận vì đã vứt bỏ một Tiêu Hà vĩ đại
nhường này.
Trường học cách nhà khá xa, mỗi ngày Tiêu Hà đều phải đi xe bus mấy
tiếng đồng hồ. Tôi muốn cho thằng bé ở ký túc, nhưng mà không thể nói ra
được, chỉ sợ nó sẽ lại có cảm giác bị vứt bỏ, hơn nữa tôi cũng không rời nó
ra được, cuộc sống của tôi đã không thể thiếu Tiêu Hà. Mà Tiêu Hà cũng
không nói, tôi biết, nó sợ tôi dậy muộn, sợ tôi không ăn sáng. Cho nên, mỗi
ngày dù mồ hôi đầm đìa trên xe bus cũng không có gì không tình nguyện.
Tôi mới phát hiện, không phải là mình chăm sóc cho Tiêu Hà mà là nó nhân
nhượng tôi.
Ngày nào đó, đã quá 8 giờ tối mà Tiêu Hà vẫn chưa trở về, lòng tôi như
có lửa đốt. Tiêu Hà cũng không gọi điện về, cho dù ở trường học có xảy ra
chuyện gì nó đều gọi điện về cho tôi một tiếng, nhưng hôm nay ----- thảm
cảnh bố mẹ nuôi bị tai nạn giao thông cứ hiện lên trước mắt, tôi lo đến mức
ruột gan đều thắt lại thành một đống. Tiêu Hà sẽ không có việc gì, sẽ không
có việc gì đâu. Tôi mở ti vi cho quên đi lại nghe thời sự đang phát tin: “…
Ở… đường… đoạn…. phát sinh một tai nạn giao thông nghiêm trọng, một