ta sẽ hữu ích hơn cho họ nếu ông ta còn sống, một bằng chứng cho những
gì đã xảy ra với những kẻ trung thành với chế độ cũ. Người em chồng của
bà Nhu, Ngô Đình Cẩn, cũng không khá hơn. Ồng bị tê liệt vì bệnh tiểu
đường do không được điều trị trong thời gian bị giam ở khám Chí Hòa đến
mức người ta phải khiêng ông ra tòa án và đặt ông dựa vào bức tường trước
khi đội thi hành án xử bắn ông.
Sau đó ông Khiêm bị đưa xuống tàu đày ra Côn Đảo, phải lao động khổ
sai cho đến khi thân xác rệu rã và đầu óc mụ mị. Không ai biết những cuộc
thương lượng kín nào đã giúp ông ra khỏi Việt Nam để đến Pháp, nhưng
lúc bấy giờ, mới bốn chục tuổi ông Khiêm đã có vẻ ngoài của một ông lão.
Ông mang bệnh tim và thận. Những tổn hại khác của ông, những tổn hại về
thần kinh, không phát hiện được ngay.
Ông Khiêm không tìm được việc làm, mà ông lại có vợ và đứa con trai
mười hai tuổi để phải lo toan. Cha mẹ ông nghĩ ra một cuộc xếp đặt có thể
cứu vãn danh dự: họ nói vì họ ngày càng già yếu nên cần ông đến ở chung.
Bằng cách cho phép ông Khiêm, vợ con ông, đến sống chung với họ ở
Washington, cha mẹ ông đã giúp ông cũng nhiều như ông sẽ giúp đỡ họ,
trên lý thuyết. Nhưng chuyện đó thực ra không bao giờ xảy ra. Những bữa
cơm gia đình biến thành những cuộc cãi cọ, những bất đồng chính kiến về
những câu chuyện đã qua lâu tại một chế độ không còn tồn tại nữa.
Ông bà Chương đã lấy hết can đảm để đuổi ông Khiêm ra khỏi nhà khi
ông ta phát hiện di chúc của hai người. Ông Khiêm không được thừa kế.
Trong lá thư được công chứng viết bằng nét chữ ngay ngắn, sít sao, bà
Chương nói rằng con trai bà "cả đời đã hành xử như một đứa con bất hiếu,
tồi tệ, thường xuyên gây ra không biết bao nhiêu là phiền phức và đau buồn
cho cha mẹ. Lối hành xử như thế không thể nào quên và tha thứ được trong
một gia đình Việt Nam truyền thống".
Với mọi bằng chứng chống lại mình, vụ sát hại ông Chương lẽ ra đã là
vụ án dễ, nhưng rồi nó cứ dây dưa. Câu hỏi liệu ông Khiêm có giết cha mẹ