Khiêm chạy theo thời trang tay chơi điển hình, nhưng ông bị hấp dẫn vào
những hoạt động chính trị ngầm, nhất là những âm mưu. Khiêm tung tin
đồn ông là người đứng đầu lực lượng an ninh mật. Ông nói với nhà báo Úc
Denis Warner rằng ông có một danh sách các nhân vật Mỹ sẽ bị giết ở Sài
Gòn, bao gồm nhân viên đại sứ quán và quân sự. Chồng bà Nhu không
thích ông lắm; ông cho rằng ông Khiêm không chín chắn và ương ngạnh.
Nên khi Khiêm đến dinh thự thăm chị, bà Nhu nhất định phải đóng cửa dẫn
đến phòng khách hoặc sử dụng phòng ngủ. Ông Nhu và ông Diệm sẽ không
biết ông ta ở đó. Thực ra việc anh em họ Ngô thích hay không thích ông
Khiêm không thành vấn đề. Ông ta là người của gia đình, và chiếc ô của
chế độ đủ rộng để che chở ông. Không ai hãm hại được ông khi anh em họ
Ngô vẫn nắm giữ quyền lực. 2
Nhưng sau đó, khi bà Nhu đi lưu vong, ông Khiêm một mình ở Nam
Việt Nam. Hội đồng quân nhân mới ở Sài Gòn bắt giam ông. Từ
Washington, mẹ ông tìm cách can thiệp. Bà gọi điện cho Roger Hilsman ở
Bộ Ngoại giao Mỹ, nài ông làm một điều gì đó để cứu đứa con trai duy
nhất của bà. Ông nhớ lại rằng bà Chương rất quẫn trí, nhưng ngay cả trong
lúc bị kích động, vẫn vô cảm và thực dụng. Ồng Khiêm "chỉ là một thằng
bé ngu ngốc", bà Chương van vỉ. Ông ta vô hại, chỉ là một kẻ đổ đốn "xuẩn
ngốc vì chịu tác động của chị ông" là bà Nhu.
Những lời khẩn nài của bà Chương không được ai đếm xỉa tới. Đại sứ
Mỹ Henry Cabot Lodge lẽ ra có thể giúp đỡ nhưng ông tỏ ra thờ ơ. Ồng coi
ông Khiêm là "kẻ rất đáng chỉ trích" và sẽ không can thiệp vào cái mà ông
nói không chút mỉa mai là "sự thực thi công lý" của hội đồng quân nhân. 3
Ông Khiêm bị giam trong một nhà lao cũ của Pháp ở Sài Gòn. Nhớ lại
những ngày đó, ông gọi những gì họ làm với ông - làm ông mất ngủ và kiệt
sức khiến tâm trí ông rối loạn - là "sự tra tấn khoa học". 4 Nhưng chí ít ông
cũng không bị hành quyết. Hội đồng quân nhân mới không thích những
người lưu nhiệm từ chế độ cũ có thể đe dọa quyền lực của họ, nhưng rõ
ràng họ không nghĩ ông Khiêm có thể gây ra nhiều đe dọa. Hoặc có thể ông