ông không - vẫn không rõ ràng. Vấn đề là xác định ông ta có năng lực tâm
thần để ra tòa vì hai vụ giết người có chủ định hay không. Nhóm luật sư
của ông Khiêm đã phản đối mệnh lệnh của tòa buộc ông dùng thuốc đặc trị
tâm thần để có đủ sự tỉnh táo cần thiết, nhưng vì thiếu những tiền lệ pháp
lý, phải mất đến bảy năm trời kháng án để vãn hồi một phán quyết như vậy.
Hành vi kỳ quái và những trò kịch giữa phòng xử án của Khiêm, việc đổ
thừa cho những tác dụng phụ của thuốc, đã làm chậm tiến trình xử án.
Tình trạng tâm thần của ông Khiêm đã chẳng hề tiến triển trong bảy
năm được trị liệu như một bệnh nhân pháp lý tại bệnh viện tâm thần St.
Elizabeth nằm về phía tây nam Washington, D. C. Thiết chế này giống như
sự bắt chước có tính nhạo báng hình ảnh một dưỡng trí viện: hàng ngàn bộ
não đã được bảo quản trong formaldehyde, và một lò thiêu tại chỗ đã thắp
lên đồn đoán về những gì xảy ra với các nạn nhân bị phẫu thuật thùy não và
những hợp chất làm thí nghiệm của CIA như "thuốc nói thật". Trang thiết
bị hỏng hóc và thiếu thốn thuốc men là chuyện thường ngày, và hệ thống
sưởi bị tê liệt hàng tuần lễ. 5 Ông Khiêm nằm ở bệnh viện St. Elizabeth mãi
đến năm 1993. Tòa án tối cao đã bác đơn kháng cáo của ông vì sự thể rõ
mười mươi rằng ông sẽ chẳng bao giờ có đủ năng lực tâm thần để tự bào
chữa cho mình. Ông đã bị trục xuất qua Pháp và bặt vô âm tín kể từ đó. 6
Mỗi khi tôi hỏi bà Nhu về người em trai này, tôi đều nhận được sự im
lặng. Thường thì bà sẽ nói, "Tất nhiên là cậu ấy vẫn còn sống!" nhưng tôi
chẳng bao giờ tìm được chút manh mối nào về ông.
Những năm tháng bị tù đày và tra tẫn đã làm mụ mị đầu óc của ông
Khiêm. Ông tin rằng mình đã bị bủa vây trong một âm mưu của những kẻ
phục quốc Do Thái chủ nghĩa - ông đã viết như vậy trong một lá thư gởi
Tổng thống Ronald Reagan, và đó là trước khi ông cố kêu nài vị Tổng
thống Hoa Kỳ ra trước tòa làm chứng cho ông. Cái ý nghĩ tự xoay xở lấy
cuộc sống của mình mà không nhận được sự hỗ trợ vật chất nào từ cha mẹ
đã cắt phăng những sợi chỉ mỏng manh kết nối ông Khiêm với thực tại. Bất