hương cho hàng trăm ngàn người Công giáo Việt Nam. Vào ngày 22 tháng
Tám năm 1928, các linh mục của Giáo hội Công giáo dâng thánh lễ trước
200. 000 người hành hương. Bà Nhu chỉ là một cô bé, sống với gia đình
Phật giáo của bà tận dưới vùng đồng bằng. Nhưng bà khám phá ra La Vang
năm 1943 như một người cải đạo khi bà chuyển đến Huế theo gia đình
chồng. Có thể bà bị thu hút vào địa điểm này vì thánh lễ diễn ra đúng vào
sinh nhật của bà. Có thể bà thích hình tượng Đức Mẹ Maria. Hoặc có thể bà
chỉ muốn thoát khỏi những người bà con bên chồng và lấy cớ để rời khỏi
thành phố. Năm 1959, chính quyền Ngô Đình Diệm tuyên bố địa điểm này
là thánh địa quốc gia. Nhà thờ La Vang sau đó vào năm 1961 được nâng
cấp thành Tiểu Vương cung Thánh đường, cho thấy Vatican ghi nhận tinh
thần chống Cộng kịp thời của nó.
Cuối cùng, nói về bài diễn văn, tôi vẫn trắng tay. Văn phòng giám mục
hết lòng giúp đỡ. Bản thân giám mục yêu cầu thư ký gởi cho tôi những ghi
chép của ông về chuyến đi đó. Tôi có thể nói với bà Nhu những gì ông lão
bảy mươi lăm tuổi mặc áo chùng đen và khăn thắt lưng đỏ mặc cho trời
nóng nực - nhiệt độ khoảng 40°C đã nói. Có 1. 500 người dự thánh lễ Misa
tại đền thờ La Vang, nhưng về bài giảng, tất cả những gì vị giám mục nói
đã biến mất trong không khí ẩm ướt.
Sự thất vọng của bà Nhu vì tôi không đem đến kết quả có thể thấy rõ.
Bà muốn Giám mục Skylstad nói rằng Đức Mẹ Maria đã hiện ra ở Việt
Nam nhưng không bao giờ hiện ra ở Hoa Kỳ. Bà muốn ông kết nối việc
Đức Mẹ Maria không hiện ra với người Mỹ và những gì đã xảy ra cho gia
đình bà. Bà muốn nghe nói rằng vị giám mục Công giáo ấy thừa nhận hành
động kinh khủng mà người Mỹ đã gây ra và họ đang phải trả giá. Nhưng tôi
không lấy được những điều đó cho bà.
"C'est dommage (tiếng Pháp: Tiếc quá), quá tệ", bà thở dài. "Cô giống
như một thiên thần". "Thưa bà, tôi rất tiếc". Nhưng tôi có thực sự tiếc
không? Tôi không còn chắc nữa. Những cuộc gọi của bà ngày càng thất