với em trai về âm mưu bố ráp chùa chiền, nhưng ông có gởi cho bà Nhu
một bức thư riêng, một chỉ thị từ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa gởi cho
thành viên Quốc hội: Bà không được đưa ra tuyên bố gì về các cuộc ruồng
bố và không được phát biểu gì thêm với báo chí.
Dường như chỉ có lần này ông Diệm mới thuận theo yêu sách của người
Mỹ đòi Đệ nhất Phu nhân của ông phải im tiếng. Nhưng ông làm cho sự
việc bớt gây sốc. Một cuộc gặp của năm mươi chín thành viên Liên minh
Nghị viện nhóm họp vào cuối tháng Chín ở Belgrade. Nó sẽ không có vẻ gì
là trục xuất nếu bà Nhu là đại biểu của Việt Nam Cộng hòa. Bao nhiêu rắc
rối bà có thể gặp phải nữa đây?
Bà Nhu vui vẻ ra đi. Bà có thể nhận của mọi người những lời mời khác
và kéo dài chuyến đi. Bà được mời thuyết trình tại Câu lạc bộ Báo chí Hải
ngoại ở thành phố New York, và tại sao không, bà nghĩ. Nếu họ cần bà,
chắc chắn bà sẽ biện hộ thuyết phục cho bản thân bà và đất nước bà.
Một tấm hình mờ nhạt, chưa công bố chụp cả gia đình trên cầu thang
của Dinh trước chuyến ra đi của bà Nhu. Đứa con lớn nhất, cô Lệ Thủy, đi
cùng với bà Nhu ra nước ngoài, còn ông Nhu và ba đứa trẻ khác đứng cạnh
nhau vẫy chào họ. Họ mỉm cười vào ống kính và bà Nhu đặt bàn tay trấn an
lên vai cô gái út. Chỉ có cô gái bốn tuổi là có vẻ gì đó bất an về tương lai
khi tất cả cùng lên đường ra phi trường.
hình Một đám đông hoan hỉ tập trung chung quanh bà Nhu khi bà chuẩn
bị đọc bài diễn văn từ biệt ở phi trường Tân Sơn Nhất. Hàng chục người,
đeo cà vạt bản nhỏ mặc vét sẫm màu bất chấp trời nóng, chồm người về
phía một mỹ nhân nhỏ nhắn trông ma mị đang mỉm cười giữa mọi người.
Đối với một người tình cờ nhìn thấy, có vẻ như các nhà báo bị bà cuốn hút
một cách tự nhiên, như những con thiêu thân lao vào lửa, không thể chống
lại nhân vật khoa trương nhất của chế độ Ngô Đình Diệm. Chiếc trâm trên
vai trái của bà chói lên, và đôi mắt bà long lanh niềm vui trước chuyến đi.
Bà mặc chiếc áo dài màu nâu may khéo phủ lên chiếc quần trắng dập dờn