thống, người tiếp họ trong lúc ở trần từ thắt lưng trở lên và che đậy phần
dưới thắt lưng bằng một chiếc khăn tắm - ít nhất đó là những gì ông thường
được miêu tả. Trong khi đó, các cố vấn mặc vét, đeo cà vạt và thậm chí
ngồi trên bệ cầu hoặc ngồi chồm hổm trên nền gạch ẩm ướt.
Ông Kennedy tập trung suy nghĩ một chút về cách viết lá thư trả lời bà
Nhu. "Nó cần phải tế nhị hơn và..". Ý tưởng đó chựng lại khi ông đang nghĩ
cách viết thư hồi đáp. Ồng Kennedy diễn giải về nhan sắc và sự quyến dụ
của bà. Ông cũng gửi đến bà lời cảnh báo về "một số sự kiện chính trị về
cuộc sống". Lá thư yêu cầu bà xem xét, "càng khách quan lạnh lùng càng
tốt câu hỏi liệu bà đến đây sẽ hữu ích hay gây khó khăn thêm". Phó Tổng
thống Johnson đọc bản nháp lá thư được biên tập lại và thấy "khá tốt". Ông
nghiêm cẩn ký lá thư và gởi đến bà Nhu như lá thư của riêng ông. 2
Bà Nhu có thể đã không biết ai là tác giả thực sự, nhưng bà đã nhận ra
thông điệp giữa những dòng chữ. Tôi chỉ có thể hình dung cái cằm của bà
bạnh ra khi bà dùng bút bi gạch bỏ lá thư hồi đáp trịch thượng. Quyết định
không im lặng đứng nhìn của bà là quyết định của lương tâm, bà nói. Bà sẽ
đi Hoa Kỳ. Và tóm tắt sự mạnh mẽ trong ý định của mình với cách nói
cường điệu điển hình, bà viết, "Tôi từ chối đóng vai đồng lõa trong một vụ
thảm sát tàn bạo".
Có thể nói, vụ "thảm sát" mà bà để cập đến trong lá thư là lối tu từ hoa
mỹ. Thư ký Nhà Trắng đưa vào tập hồ sơ thư từ trao đổi hẳn đã nghĩ thế
khi cô viết nguệch ngoạc lên trên dòng chữ: "không cần hồi đáp". Nhưng
vài tuần sau, khi chồng bà Nhu và người anh chồng của bà thực sự bị giết
chết một cách tàn bạo, cụm từ đó trong lá thư của bà Nhu được xem như
một tiên báo kỳ dị. Vào thời điểm bà Nhu viết những dòng chữ đó, cuộc
đảo chính sẽ lật đổ và giết chết hai anh em họ Ngô đã nhận được sự hậu
thuẫn của Hoa Kỳ. Mưu đồ đó lẽ ra phải được giữ thật kín, với những bức
điện tín được mã hóa, những thư báo mật, và những cuộc họp bất hợp pháp
ở Sài Gòn. Nhưng bà Nhu hình như biết điều đó. Và bà chuẩn bị đến Hoa